Báo cáo tổng kết kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội trước 7/12

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vừa giao UBND TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan chuẩn bị báo cáo tổng kết hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, trình Phó Thủ tướng trước ngày 7/12/2010.

Dự kiến cuộc họp tổng kết hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 10/12/2010.

Tiếp tục đọc

Hà Nội đáng yêu, đáng giận, đáng thương

Hà Nội có còn như xưa?

Tôi vừa trở về Hà Nội sau một đợt công tác tại TP.HCM. Như mọi cuộc đi và về khác, chuyến công tác này cũng để lại trong tôi nhiều cảm xúc cả vui và buồn.

Phần lớn là niềm vui, vì những tấm lòng bạn bè miền Nam cởi mở, chân thành, tự nhiên – lẽ ra phải nói là “tự nhiên như người Sài Gòn” mới đúng. Chẳng mấy khi ở Hà Nội mà tôi có thể nắm tay các bạn nhảy múa, có thể hô một tiếng “nhậu đi” rồi kéo nhau ra bờ kè, tức kênh Nhiêu Lộc, ăn uống và đàn hát trắng đêm.

Chẳng mấy khi ở Hà Nội tôi có thể điềm nhiên bước vào một nhà hàng hay quán nước, ngồi vắt chân và chờ cô hay cậu bồi bàn tiến lại, lễ độ: “Dạ, chị dùng gì?”. Tôi sẽ trả lời ngắn gọn và chờ được phục vụ rất nhanh chóng sau đó, gọn gàng, khẽ khàng, không xủng xoẻng như thể sắp làm vỡ ráo cả mớ chén bát, ly cốc. Tôi cũng sẽ không phải nhìn những bộ mặt lạnh băng, và nhất là không bị người phục vụ “khuyến mãi” cho một ngón tay cái ngập vào bát nếu như tôi có lỡ gọi món phở. Tiếp tục đọc

Lý Công Uẩn “mất tích” trong “đường tới thành Thăng Long”

Tác giả: Trần Thị Trường

“Lý Công Uẩn: đường tới thành Thăng Long” cho giới nghiên cứu, văn nghệ sĩ, kinh doanh…một bài học lớn về nghệ thuật thứ 7, để hiểu rằng, tinh thần tự trọng, tự tôn, tự ái của một dân tộc chẳng phải là điều dễ động chạm.

Bộ phim “Lý… Triển Chiêu”?

Sau khi xem những trailer bộ phim “Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long”, tôi rất ngạc nhiên không hiểu tại sao người ta lại có thể để công làm một bộ phim như thế này. Cho người Việt xem? Và để người Việt hiểu như vậy về Lý Công Uẩn và một thời lịch sử? Chỉ có thể lừa những người Việt “mù” văn hóa. Còn để chiếu ở Trung Quốc và ở các nơi khác trên thế giới? Thì đừng (và không nên) chiếu ở Việt Nam với sự cho phép (có nghĩa là tán đồng) của cơ quan chức năng.

Đành rằng, người ta có thể viết lại những câu chuyện lịch sử với nhãn quan của người nghệ sĩ nhưng nếu có một nhãn quan tốt, một phông văn hóa dày dặn và nhất là một tấm lòng với dân tộc thì dù có viết lại một câu chuyện lịch sử cũng không thể làm biến dạng các nhân vật, không gian của câu chuyện, nhất là lại viết bằng ngôn ngữ điện ảnh.

Cái trăm nghe không bằng một thấy trên màn ảnh đã khiến cho nhân vật Lý Công Uẩn và câu chuyện của ông thành một nhân vật xa lạ, với một không gian xa lạ cùng tư duy và trí tưởng tượng của người Việt.

Nội dung phim khắc họa giai đoạn từ thời tiền Lê đến khi Lý Công Uẩn lên ngôi, quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, sau đổi tên là Thăng Long, đặt nền móng vững chắc cho thời kỳ ổn định và phát triển dài lâu của đất nước. Tôi không bình luận về kịch bản, về tư tưởng thời Lý xuyên suốt bộ phim, về thông điệp của triều Lý để lại trong lịch sử Việt Nam, chỉ xin bình luận đôi điều về những hình ảnh đã xem được từ những đoạn trailer giới thiệu phim đó.

Có người đã đùa rằng đấy là phim “Lý Triển Chiêu”. Cay đắng hơn có người nói đấy là phim về một ông vua nào đó của Trung Quốc và câu chuyện diễn ra tại Trung Quốc nhưng có sử dụng một số chi tiết tư liệu trong bộ sử Việt Nam.

Kịch bản của bộ phim được Kha Chương Hòa, một nhà viết kịch bản phim lịch sử cổ trang Trung Quốc có tên tuổi, biên tập và hoàn chỉnh.

Những ai đã đọc cuốn “Vạn Xuân” viết về Nguyễn Trãi của Elvin Feray, nữ tác giả người Pháp, sẽ thấy tác giả cẩn thận với chuyện lịch sử, với nhân vật lịch sử ở mức nào. Cuốn sách đã chiếm được cảm tình của người đọc Việt, dĩ nhiên cả người đọc tiếng Pháp. Và mặc dù tài năng, tình cảm sâu sắc của bà với nước Việt đến mức ấy, vậy mà một đôi chỗ người đọc vẫn thấy đó là cách nghĩ và cách biểu đạt của người nước ngoài. (Nếu các nhà biên kịch chuyển thể thành câu chuyện điện ảnh thì đạo diễn và diễn viên phải thận trọng với các chi tiết ngoại lai đó).

Lý Công Uẩn hay Lý Triển Chiêu?!?

Tiếp tục đọc

Hà Nội ta đẹp… khủng khiếp!

Tác giả: Tuần Việt Nam

Nhà văn Nguyên Ngọc từng nói: Hà Nội của ta đẹp thật, đẹp khủng khiếp, đẹp đến mức người ta đã phá nó ghê gớm, phá nó riết ráo thế mà nó vẫn còn đẹp như vậy.

Xã hội đang chạy theo giá trị ảo?

Trực tuyến: Để những vẻ đẹp Thăng Long ngàn năm còn mãi

Hà Nội của ta đẹp… khủng khiếp!

Nhà báo Kim Dung: Văn hóa bản chất của nó là sự kết tinh một cách tinh túy nhất, những giá trị vật thể và phi vật thể do con người tạo ra trong quá trình phát triển của lịch sử. Với ý nghĩa như thế, xin được hỏi nhà sử học Lê Văn Lan và nhà văn Hoàng Quốc Hải, ở Đại lễ 1000 năm này, cái gì là còn lại, với góc độ văn hóa của Thăng Long – Hà Nội?

Nhà sử học Lê Văn Lan: Tôi vừa tham gia vào Ban tổ chức, thành viên Hội Đồng giám khảo và là Chủ tịch Hội đồng chấm thi của cuộc thi lớn với chủ đề “Tìm hiểu Thăng Long- Hà Nội 1000 năm văn hiến và anh hùng”. Cuộc thi nhận được 3 triệu 200 ngàn bài thi, một kỉ lục chưa từng thấy bao giờ.

Xin nhắc lại chủ đề cuộc thi “Thăng Long- Hà Nội 1000 năm văn hiến và anh hùng”, nghĩa là bản sắc đã được nâng lên thành bản lĩnh của Thăng Long – Hà Nội. Nó có 3 tiêu chí: Một là nghìn năm, hai là văn hiến, ba là anh hùng. Được giao trách nhiệm ra các câu hỏi cho bài thi, nhân có 3 tiêu chí bản sắc, bản lĩnh đó, chúng tôi nhớ đến bài hát của nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Thi.

Vừa rồi chúng ta đã có tuyển tập những bài hát về Hà Nội với 1000 bài hát và người làm tuyển tập đã nói, trong cả nghìn bài hát như thế, nếu chọn một bài, thì đó sẽ là bài Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi.

Đó là điểm gặp nhau của chúng tôi, của cuộc thi tìm hiểu Thăng Long – Hà Nội và tuyển tập 1000 bài hát về Hà Nội. Tôi nghĩ Nguyễn Đình Thi xuất thần trong Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa đó. Anh ấy đã tạo ra được một câu ca hay nhất của bài hát nổi tiếng này: “Đây lắng hồn núi sông ngàn năm”.

Theo tôi cái còn lại của Hà Nội – Thăng Long sau ngàn năm chính là như vậy. Tiếp tục đọc

QUY HOẠCH THỦ ĐÔ: CÔNG & TỘI

  • KTS Trần Thanh Vân

Tôi viết những dòng này không định gửi đăng báo, bởi lẽ khi một bài báo được đăng lên, mà nội dung có nhắc đến một nhân vật hoặc một tổ chức nào đó, thì người viết phải có trong tay đủ mọi bằng chứng cụ thể, chính xác, để ngộ nhỡ ra có lúc phải tranh tụng tại Tòa, theo Luật báo chí, thì người viết và người đăng bài có cơ sở để tự vệ. Nhưng tôi vẫn phải viết ra, phải viết đủ và phân tích kỹ, theo mong muốn của bạn bè gần xa, dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm trên 40 năm trong nghề của tôi, sau khi tôi nhận đựơc những thông báo rất đáng tin từ những người tôi rất tôn trọng và tin cậy.

Mấy hôm nay điện thoại, Email, từ khắp nơi tới tấp gửi đến yêu cầu tôi giải thích rằng tại sao ông Chủ tịch UBND Hà Nội, KTS Nguyễn Thế Thảo quay ngoắt sang thỏa hiệp với Bộ xây dựng như vậy? Có người còn kể rằng ông Thứ trưởng thường trực Bộ xây dựng Nguyễn Đình Toàn đã ngừng to tiếng công kích UBNDHN, mà đã “xuống thang” đến vận động Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo “Sửa lại quan điểm” để đồ án Quy hoạch Thủ đô được phê duyệt đúng dịp 1000 năm Thăng Long như kế hoạch đã đặt ra ( ? ). Lại có tin nói ông Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn còn hứa hẹn với Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo là sẽ làm việc dưới quyền ông ta ( ? ) Nghe tin này người ta chưa rõ là Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn “Mời” Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo về làm Bộ trưởng Bộ xây dựng hay ông Thứ trưởng định “Bỏ” Bộ Xây dựng để “Xin” được làm Phó Chủ tịch UBND tp Hà Nội ( ? ) Chỉ biết rằng cuộc họp Hội đồng thẩm định Nhà nước về Quy hoạch Hà Nội do ông Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân làm Chủ tịch và ông Nguyễn Thế Thảo làm Phó Chủ tịch vừa diễn ra ngày 8/9/2010 chưa bỏ phiếu thông qua Trục Hồ Tây Ba Vì, nên có thể chắc chắn rằng việc văn bản chấp nhận trục Hồ Tây – Ba Vì của ông KTS, Chủ tịch thành phố hôm nay đã làm thay đổi kết quả thẩm định của Hội đồng cấp Nhà Nước này?. Cứ nhìn bộ mặt hớn hở của Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ xây dựng, nay là Chủ nhiệm Văn phòng chỉ đạo Quy hoạch của Chính phủ, thì sẽ hiểu sự “Đồng thuận” của Hội đồng thẩm định này quan trọng ra sao? Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính cũng là một KTS có tài, đã từng nhiều năm làm việc cùng tôi và khá thân thiết với tôi. Nhưng từ khi anh ta nhận chức Thứ trưởng, rồi thôi chức Thứ trưởng nhận các chức mới trước khi về hưu như hiện nay, thì anh ta chẳng dám cựa quậy, chẳng dám phát biểu chính kiến của mình nữa. Thế mới biết cơn say quyền lực không khác gì cơn say ma túy, nó làm cho người ta trở nên tầm thường và đáng thương quá đi. Nhưng người ta vẫn đánh đổi tất cả để kiếm chút quyền lực (cho dù quyền lực đó chẳng mang được xuống mồ !) Tiếp tục đọc

Nghĩ trong Ngày Độc lập

Tác giả: Đỗ Chí Nghĩa

Ngày Độc lập, Hà Nội bất chợt dịu dàng. Gió nhẹ, lá bay, dòng người thư thái đi trên phố. Hình ảnh thật của một Hà Nội ngàn năm lắng sâu hồn thiêng sông núi là đây?

Cứ cảm giác như Hà Nội nghìn năm tuổi đang mủm mỉm cười với những toan tính ngắn hạn như lát lại vỉa hè, xây dăm cổng chào hay làm sạch tạm một đoạn sông. Chỉnh trang phố không phải là sơn một màu cho phố. Cái đẹp tự nhiên đâu cần lớp phấn son loè loẹt, giống ông đồ trang nghiêm, trầm mặc vốn áo the khăn xếp mà đẹp vĩnh hằng nay lại tấp tểnh vác laptop, I phone ra đứng hóng gió!

Thì ai ngắn cứ ngắn, ai dài cứ dài. Hà Nội đủ tinh tế, thừa bao dung để chấp nhận tất cả. Những người trẻ như Ngô Bảo Châu và mơ thành Ngô Bảo Châu cứ mải mê với những công thức toán học khô khan, phức tạp để ngày nào đó khoa học Việt Nam cất cánh. Các doanh nhân đầu nóng rực dự án cứ dồn tâm trí để hoạch định những thương vụ tương lai. Bà bán nước chè chén, bác xe ôm, anh hàng xổ số người nào việc nấy, đan xen giữa cái kiêu Hà Nội ngàn đời và nỗi lo mưu sinh thường nhật.

Anh bạn tôi, một giám đốc ngân hàng cứ tủm tỉm cười khi bà hàng nước đầu ngõ “kháy”: “Bác phát biểu trên ti vi gì mà dài thế. Tiền đẻ ra tiền, nghề ngân hàng ai chả biết, việc gì mà chiến lược nọ kia, em nghe rức hết cả đầu”. Dân làm ngân hàng cũng không kém cạnh sắc sảo: “Con công nó múa, con nghê nó chầu. Cháu không bận phát biểu mà về bán nước, pha trà, cạnh tranh thì quán cụ chỉ có nước ế”.

Hoá ra, việc nó phải thế, chứ chưa chắc đã ai muốn thế. Làm gì cũng phải tròn vai. Cái cô gái thong thả đi xe trên phố vắng ngày đầu thu có thể chính là cái cô hôm qua chen lấn, vượt cả đèn đỏ để đến cơ quan vì sợ sếp trừ lương. Cái ông tài nghĩ ra những dự án ngăn ngắn dễ làm, chạy đua cho kịp tiến độ, dễ dải ngân, lúc ngơi việc, bàn thế sự có khi cũng ưu tư với sâu thẳm nỗi niềm.

Thu vàng Hà Nội. Ảnh: VTC_news

Tiếp tục đọc

Quy hoạch đô thị: Hết cách và Bất lực

Tác giả: Phác Nguyên

Vào những dịp cao trào về ngập úng, tắc đường, người ta thấy những nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị và người dân. Tất cả quay như đèn cù, sau rất nhiều giải pháp câu trả lời vẫn là: Bất lực và Hết cách.

LTS: Ngập nước, tắc đường đang khiến chất lượng cuộc sống của người dân đô thị bị ảnh hưởng. Giới chuyên môn cũng không biết bao nhiêu lần nhóm họp tìm cách lý giải. Nguyên nhân cũng đã được chỉ ra, cách làm cũng đã được bàn tới. Tuy nhiên chuyện tắc đường, ngập nước dường như vẫn chưa được cải thiện là bao, nếu không muốn nói ngày càng trầm trọng. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn của KTS Phác Nguyên về vấn nạn này để độc giả cùng thảo luận thêm.

>> Quy hoạch Hà Nội: Ai đã “giác ngộ”, Ai vẫn “U mê”?
>> Quy hoạch Hà Nội và trái Đào Lộn Hột

“Việt Nam thuộc Top 10 nước chịu nhiều thiên tai nhất”, theo Thống kê của tổ chức CRED (Dân Trí). Nhưng, người ta không xếp hạng “Nhân tai”, “Địa tai”. Nếu có xếp hạng không biết chúng ta sẽ thuộc “Top” nào.

Vào những ngày này, nếu vào mạng điền từ “hết cách” hay “bất lực” vào các công cụ tìm kiếm sẽ thấy ngay ở trang đầu những thông tin về ngập nước hay tắc đường không Hà Nội thì thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác. Đại loại: “Hết cách”; “Bất tài và bất lực”; “Làm hết cách, Hà Nội vẫn “bất lực” với mưa lớn”.

Còn nếu điền thẳng “Tắc đường, kẹt xe, ngập nước” thì có các kết quả nhiều vô kể: “TPHCM: Mưa kéo dài gây ngập nặng, giao thông hỗn loạn”; Đà Nẵng: Mưa lớn ngập đường, giao thông hỗn loạn; Thành phố Huế ngập nặng sau trận mưa đêm”; “Mưa lớn ở Hà Nội: 3 người chết do bị rò điện”;  “Nghệ An: Thành phố “sũng nước” sau trận mưa đêm”; “Sài Gòn ngập nặng sau cơn mưa lớn”…

Nhiều đến mức không thể đưa ra các thông tin nữa. Nhiều đến mức đã trở thành hiển nhiên, là tự nhiên có nghĩa bệnh đã trở thành chứng nan y rồi!

Ai chịu trách nhiệm?

Vào những dịp cao trào về ngập úng, tắc đường, người ta thấy những nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị và người dân. Các gương mặt đẫm mồ hôi, trang phục hoặc là ướt lướt thướt hoặc đầy khói bụi nhưng đều có chung một trạng thái: Hết cách và Bất lực.

Công luận, báo chí, các cuộc họp hội đồng nhân dân đều rất bất bình trước sự bất lực của các cơ quan quản lý: hết Sở Giao thông, Sở Xây dựng, Công an Thành phố, lại đến Chủ tịch UBND Thành phố. Gay gắt có, ôn tồn có, tất cả đều tỏ ra cố gắng để hy vọng giải quyết. Hết chặn ngã tư rồi lại cởi bỏ; xây hồ, thông cống. Tất cả quay như đèn cù, sau rất nhiều giải pháp câu trả lời vẫn là: Bất lực và Hết cách.

Khi soạn: “Nhận lỗi, ngập nước, tắc đường” tìm kiếm trên mạng lại không có thông tin nào về nhận lỗi; Không ai chịu trách nhiệm.

Nguyên nhân và Thủ phạm gây ra hiểm họa đến nay vẫn bí ẩn. Tiếp tục đọc

Bộ Xây dựng bảo lưu tuyến đường Hồ Tây – Ba Vì

TP – Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 20- 8, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho rằng, một số góp ý của Hà Nội đối với đồ án quy hoạch chung là không phù hợp, bởi sản phẩm mới nhất của đồ án đã được điều chỉnh sau khi xin ý kiến Quốc hội.

Góp ý trên hồ sơ cũ

Ông đánh giá như thế nào về góp ý của TP Hà Nội là không nên xây dựng Trung tâm hành chính mới tại Ba Vì và trục Thăng Long?

Trục Thăng Long không còn trong đồ án, mà đã đổi tên thành tuyến đường Hồ Tây- Ba Vì. Cũng cần nghiêm túc xem lại, trong báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội cũng không đặt vấn đề Trung tâm hành chính quốc gia mới tại Ba Vì nữa. Tiếp tục đọc

Tiếng rao xưa…

Hà Nội trong cảm nhận của nữ nhà văn Hilda Arnhold, người Pháp, sẽ khiến bạn không thể không bồi hồi khi “nghe lại” những “tiếng rao quà” ở Hà Nội cũ, được chuyển tải bởi một giọng văn đằm thắm tình cảm. Những ghi chép này được trích từ Bắc Kỳ – phong cảnh và ấn tượng, xuất bản năm 1944 tại Hải Phòng (bản dịch của ông Trần Hữu Nhuận).

… Đêm đang tàn với bóng tối nhập nhoạng, ngày mới hé, ta nghe thấy tiếng xe lăn chậm chạp, gập ghềnh như thể bánh xe vuông, đó là cái xe kéo của phu lục lộ, một thứ xe kéo bộ có gắn cái thùng tôn. Tiếp đó là những tiếng vo ve ruồi nhặng, khạc nhổ xỉ mũi, tiếng ngáp, tiếng dụng cụ va quệt, lời qua lại trao đổi của anh phu xe, anh ta vẫn ngồi trên cái càng xe, có treo một cây đèn mạ kền sáng bóng theo luật của sở cẩm quy định. Cũng theo lệ, sáng tinh mơ người ta quét rác vỉa hè, tiếng chổi quẹt quẹt….

Mới tang tảng sáng, đã có nhiều người đi lại, tiếng guốc gỗ quệt vội vã, những bước chân trần giậm thình thịch. Một người đạp xe qua, chuông xe kêu lảnh lót, mùi thuốc lá thoang thoảng, chả hiểu sao mà người ta mở đầu một ngày làm việc sớm thế, trời đã sáng hẳn đâu. Trước tiên là ông bán phở gánh, ông ta xuất hiện với tiếng va chạm của chồng bát cùng với mùi thơm lựng của nồi nước dùng. Cái quầy phở lưu động của ông được bày trên vỉa hè nơi góc phố, có một thằng nhỏ phụ việc ngồi thổi lửa bằng cái ống tre. Mới thế mà đã có đám khách hàng vây quanh, trong ánh lửa nhập nhoạng giữa cảnh bóng tối chưa tàn. Cốp, cốp… tiếng dao băm thớt hòa nhịp với tiếng rao dõng dạc Phở ớ ớ… vang trên phố rất kỳ dị.

Còn 26 tuần nữa

Hòa cùng cả nước đếm ngược thời gian hướng về Đại lễ Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội (10/2010), hãy cùng TT&VH Cuối tuần khám phá lại một “Hà Nội mến yêu” từ những góc nhìn “lạ”, những góc nhìn từ “bên ngoài”, của những người không biết nói “tiếng Hà Nội”, nhưng họ đã, hoặc tình cờ, hoặc bị thu hút, đến với thành phố này, khám phá nó. Góc nhìn Hà Nội của người nước ngoài, phần nào cho chúng ta thấy một Hà Nội khác, một Hà Nội không còn chỉ của riêng người Hà Nội, người Việt Nam, mà còn là một thành phố của con người.

Cạnh đó là một người bán cà phê, cũng lại là cà phê dạo. Người bán ngồi giữa hai cái chạn, cái lò than để ngỏ, trên có một cái siêu kẽm nước soi. Ông ta rao chỏng lỏn cà phê… ôlé, nhưng chẳng biết có phải là cà phê sữa không, hay chỉ quen mồm rao, tạo sự chú ý. Cùng lúc từ ngôi chùa gần đó ngân lên hồi chuông sớm – tín hiệu xua tan bóng tối.

Trời đã sáng rõ, cuộc sống thường nhật càng thêm nhộn nhịp. Trước hết là trẻ bán báo: Ai Đông Pháp, Tin mới… đây ấy… Tiếng rao lảnh lót vang theo bước chạy của người bán, như một điệu kèn có luyến láy ở những nhịp âm cuối.

Tiếp theo là đạo quân bán hàng rong, bán quà sáng. Một bà già dáng điệu rúm ró, khăn vành dây quấn đầu, đội một cái thúng rao: Ai xôi ơi! Tiếng rao cũng yếu đuối, khó mà xác định được thang âm cung bậc ra sao. Một thằng bé ló ra sau một cái cổng, tay cầm cái bát gọi: Xôi ơi. Bà bán xôi ngồi thụp xuống hè, dỡ tấm vải phủ miệng thúng, lật cái vỉ buồm để lộ ra món xôi nếp, dùng một đôi đũa bằng tre đã mòn đơm món xôi cho khách giá chừng bốn, năm xu…

Ai bánh cuốn ra mua…, người bán hàng này cũng đội chiếc thúng trên đầu, ngoài bánh cuốn, ta còn thấy có chai nước mắm, bó đũa thò ra dưới cái mẹt đậy. Người hàng phố ở đây rất quen với món ăn này, có thể khi đi qua những nhà có khách quen, người bán cố tình rao to như để nhắc nhở họ. Thoáng thấy một người đầy tớ gái hé cánh cửa, bà ta dừng ngay bước, sửa soạn món ăn lên một cái mẹt con. Cô gái bưng vào, một chốc lại mang ra cái mẹt không, với bát đĩa dếch…

Đến lượt bà bún thang. Bước chân loạng choạng, bà gánh cơ ngơi của mình, một bên là nồi nước súp sôi sục tỏa hơi, một bên là phụ tùng bát đĩa, gia vị, bún, xương đầu cánh gà, trứng tráng mỏng thái chỉ, giò lụa cắt thành sợi, tôm, rau diếp cũng cắt lăn tăn và không thể thiếu món ăn mà người Tây phương rất kinh hãi, mắm tôm! Một tấm ván có thể gấp vào mở ra, bày đủ các gia vị, phụ tùng. Hay nhất là bà vừa sửa soạn suất ăn vừa không quên việc rao hàng: Ai bún thang ơ… chào mời kêu gọi.

Ngoài phở bò là món ăn phổ biến, còn có món phở gà tham gia vào sự sôi động của phố xá. Cũng là gánh phở lưu động, cũng có một thằng nhỏ giúp việc, người này cứ lăng xăng rao toáng: Phở gà, phở gà, phở gà ê…, tiếng rao của anh ta rành rẽ, mạch lạc, cố tình át lời rao của anh bán phở bò như thách thức.

Căn phố của tôi gần một bến chờ tàu điện. Nơi đây là điểm giao của hai tuyến đường Hà Nội – Hà Đông và Hà Nội – Cầu Giấy, đương nhiên là nơi tụ họp của những người chờ lên tàu. Không gì khó chịu bằng sự đợi chờ, vậy nên họ tiêu khiển bằng cách mua quà vặt, một cơ hội tốt cho những trẻ bán hàng rong. Mỗi khi có tàu vào bến chúng liền nhao vào, bao vậy, níu kéo, đeo đẳng khách hàng mời chào đủ món: báo chí, bánh kẹo, hoa quả, hạt dưa, mía, kem que, mùa nào thức nấy, đặc trưng của hè phố. Đó là những đứa trẻ lang thang sống cuộc đời vừa tội nghiệp, vừa ngây thơ, thảng hoặc ta nghe tiếng rao: Ai nước vối nóng, ăn thuốc không… mà nao lòng. Đây là một ông già rách rưới, mắt quáng gà bước khập khễnh quẩy hòn đá mài, lon nước rao: Ai mài dao, mài kéo ê…, kia là một ông thợ mộc quẩy đồ nghề cưa đục, cùng một anh chữa khóa với xâu chìa kim loại va quệt cái hòm gỗ lách cách đệm nhịp cho khúc ca: Khóa ơ, ai chữa khóa ơ… Người bán kẹo gôm: Kẹo hồng, kẹo hồng, anh này lôi cuốn trẻ con bằng cách giương cây kéo đánh lách cách, cắt đánh rụp lên mảnh kẹo tẩm vừng dàn trên thớt; Kẹo kéo mua là món mạch nha, người bán lấy que tre khều thứ mật đặc quánh ngọt ngào trong một cái hũ sành rồi quấn thành viên, thứ kẹo này họ còn chế thành từng thanh nhỏ nhưng rất cứng.


… và những hàng rong trên phố Hà Nội hôm nay.

Có mùa ta bắt gặp những người bán thứ cốm màu xanh, món quà này được bọc lá sen tươi, họ còn bán kèm những chiếc chổi rơm, thứ rơm nếp cùng loại với thứ lúa thơm này. Mùa nào thức ấy, khoai nướng, mía róc, hoa quả, hạt dưa, gương sen như cái ô doa bình nước, lũ trẻ bán lạc rang, kẹo, giá chỉ một hai xu bởi người An Nam rất thích ăn quà vặt, những món này vừa khoái khẩu vừa rẻ tiền. Ai kẹo vừng, kẹo bột ra mua, tiếng rao này lảnh lót chua chua đối lập với lời rao: Ai mía ra mua…, những hôm trời nóng nực lập tức có món kem lạnh: Kem một xu đây, ai kem đây, thêm nữa: Ai bánh tây, bánh tây năm xu đây…

Giờ ngủ trưa mới đến lượt bà bán chè xuất hiện. Bà gánh hai cái chạn gỗ có nhiều ngăn, sắp đặt những bát chè: hạt sen rắc xôi, chè ướp hoa bưởi, bà này rao đúng tên món hàng: Chè hạt sen không… Món ăn thanh tịnh này vừa qua thì ta nghe: Ai nem chua, chả sốt ra mua, giới sành ăn chỉ nghe tiếng rao này đã ứa nước miếng chẳng đừng được. Riêng món chả sốt (nem rán) là món ăn mà chính người Âu như tôi cũng hâm mộ, gồm thịt băm, thịt cua hoặc tôm, nấm, giá đậu, hành… bao gói trong cái bánh đa nem, thành dạng hình trụ, rán mỡ.

Những nhà mặt phố thường ngỏ cửa vừa để mát, nhưng cái chính là chủ nhà, các bà các cô thích tò mò chuyện phố, dù các bà đang trong buồng ngủ, phòng tắm cũng hóng được những sự việc diễn ra ngoài phố, dù hàng quà bánh lướt qua nhanh họ cũng kịp gọi mua hàng, kẻo nhỡ.

… Phố xá xứ Bắc kỳ là như vậy. Từ sáng tinh mơ đến tối khuya cứ sôi động, ồn ào náo nhiệt với tiếng guốc gõ quệt xa gần, đám đàn ông cãi nhau, tranh chấp hơn thiệt, đàn bà tựa cửa ngóng trông, người lớn ngồi trên vỉa hè tán gẫu, trẻ con chơi đùa dưới lòng đường coi như sân nhà, những người kéo xe chạy qua chạy lại, cu li oằn lưng gồng gánh hàng hóa.

Trời tối mịt, ngôi chùa gần đó dóng lên hồi chuông thu không, ta vẫn kịp nghe những tiếng rao Ai miến tàu không… lảnh lót trong đêm.

(*) Những tiếng rao trong bài được tác giả viết nguyên văn tiếng Việt.

Địa đạo bí hiểm chưa từng biết đến dưới lòng Hà Nội

Một ngách khác của địa đạo

Nằm ngay dưới nền khu di tích đình Quán La (Xuân La – Tây Hồ), cửa của địa đạo được xem là có tuổi thọ lên tới cả ngàn năm này được rất ít người biết tới. Nhiều người phán đoán địa đạo đặc biệt này dài hàng chục km và được nối từ Xuân La tới tận nội thành Hà Nội. Xung quanh địa đạo này cũng có nhiều câu huyền tích ly kỳ được người dân truyền miệng.

Khu di tích đặc biệt

Địa đạo đình Quán La tuy chưa từng được công bố rộng rãi nhưng với những người dân địa phương thì địa đạo trên không còn xa lạ. Cửa địa đạo nằm ngay sát bên hông hậu cung của đình Quán La. Với một cửa chính và 3 ngách nhỏ, địa đạo chạy sâu dưới nền ngôi đình. Theo hồ sơ di tích lưu giữ thì đình Quán la vốn được xây dựng trên nền một quả núi đất cao. Núi đất này nằm trong quần thể “thất tinh”, có nghĩa là 7 quả núi. Những quả núi này nhô hẳn lên cao giữa một vùng hoang vu rộng lớn nên trở thành vị trí rất đắc địa cho việc trấn giữ kinh thành và phòng thủ từ xa. Các quả núi còn lại ứng với vị trí của chùa Khai Nguyên, cây đa và cây thị cổ thụ ngàn tuổi… hiện nay ở Xuân La.

Địa đạo kể trên là những hang hình vòm cuốn với gạch múi bưởi xếp đều đặn. Theo quan sát của chúng tôi, những viên gạch này còn có hình ô trám. Theo bác Nguyễn Văn Lương – Thủ từ đình Quán La, một số viên gạch phía bên trong địa đạo còn có chữ.

Căn cứ vào những viên gạch vừa được tìm thấy dưới nền đình, nhiều ý kiến cho rằng đình được xây dựng từ thế kỷ 15 – 16. Tuy nhiên, tại đây người ta cũng phát hiện ra nhiều viên gạch mang hình rồng và được cho là gạch gắn với sự phát triển của thời Lý. Cũng có những giả thuyết cho rằng đình Quán La được xây dựng từ thời Đường với mục đích làm đàn cầu đảo ( Đàn Thất Tinh) nhưng đến thời Lý thì chùa đã được các vua nhà Lý cho chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc sửa chữa, tu tạo….

Các tài liệu chính thức tại đình Quán La hiện cũng không có kết luận nào về niên đại của ngôi đình cũng như địa đạo nằm dưới nền của đình. Các tài liệu chủ yếu cho thấy đình Quán La thờ một nữ thành hoàng làng có tên là Duệ Trang. Người phụ nữ này được cho là có công lớn trong việc đánh giặc, giữ nước và từng hoá tại khu vực đình ngày nay. Tại di tích đình Quán La hiện còn giữ được 19 đạo sắc phong. Sắc phong sớm nhất là năm Thịnh Đức nguyên niên (1653) đời Lê Thánh Tông, sắc phong cuối cùng là sắc phong Đồng Khánh năm 1887. Các sắc phong đều ghi, phong Duệ Trang liệt nữ tôn thần, trung dũng, võ mục, trinh thuần, thuần ghi trạch dân Thượng đẳng thần, hộ quốc tý dân…

Với đặc điểm có địa đạo nằm dưới nền đình, đình Quán La còn được nhiều người gọi là “đình hang”.

Những huyền tích ly kỳ

Bác Nguyễn Văn Lượng và những viên gạch cổ

Ông Nguyễn Văn Chinh (79 tuổi) – người làng Xuân La cho biết, ông nội của ông Chinh cũng không biết địa đạo này có từ bao giờ. Từ ngày nhỏ, ông Chinh cũng thường xuyên đi vào địa đạo này chơi đùa cùng đám trẻ trong làng. Ông kể, đám trẻ chỉ thường chạy vào sâu chừng 30m vì phía bên trong quá tối, đường ngày càng hẹp và thấp dần nên không dám đi tiếp. Nếu muốn vào được những đường nhỏ này sẽ phải cúi người xuống chui vào vì do thời gian nên các đường này đã bị đất bùn bồi đắp. Phần hang đi lại dễ cũng phải dùng nến soi mới nhìn thấy đường. Tại đây, một số ngách có thể thông nhau và tiếp tục có những cửa toả đi các nơi.

Xung quanh sự tồn tại của địa đạo này có nhiều câu chuyện truyền miệng. Có truyền thuyết nói là huyệt đạo do Cao Biền cho đào để yểm trấn; cũng có truyền thuyết nói là địa đạo được xây dựng từ thời Lý dài hàng chục km nối từ Xuân La, một tiền đồn phía Tây kinh thành Thăng Long đến với khu vực Cấm Thành tại Cửa Bắc và 4 hướng khác… Cũng có giả thuyết cho rằng, một trong những ngách của địa đạo này kéo tới Gò Dàn, một căn cứ hậu cần thời Lý, cũng là nơi giam giữ tù binh Chiêm Thành; ngách thứ hai chạy đến phía Chợ Cáo, Xuân Đỉnh; thông ra hồ Tây…. Cũng có truyền thuyết cho rằng Thánh Gióng khi đánh giặc Ân cũng đã dừng chân ở đây, mặc dù không phải là nơi phát xuất thần tích Thánh Gióng, nhưng nhà Lý đã cho xây dựng tại Xuân La, cách đình Quán La khoảng 200m đền thờ Sóc Thiên Vương để tăng thêm thần uy cho tiền đồn phòng thủ này. Có thể tiền đồn này được nối với Cấm Thành, bằng hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất. Hay còn có giả thuyết cho rằng địa đạo và đình Quán La chính là một ngôi mộ cổ thời Đông Hán.

Mọi suy đoán về lịch sử, xuất xứ của địa đạo và đình Quán La vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Chỉ có những giả thuyết về chiều dài của địa đạo là có một phần căn cứ bởi người dân quanh vùng này từng nhiều lần đào được các viên gạch múi bưởi xếp theo hình vòm cuốn giống cửa địa đạo trong lúc xây dựng nhà cửa hoặc làm đồng áng. Tuy nhiên, những câu chuyện xung quanh địa đạo vẫn còn mang nhiều màu sắc huyền ảo, chưa rõ ràng.

Nhiều người dân làng Xuân La vẫn thường truyền miệng cho nhau nghe những câu chuyện kỳ bí về địa đạo Quán La. Có người kể, Quán La xưa kia nằm ngay sát sông Hồng nên vào mùa nước lên địa đạo cũng bị chìm trong nước. Có người đã từng thử tìm cửa ra của địa đạo trên bằng cách dùng một quả bưởi đánh dấu lại và thả xuống cửa địa đạo nằm bên hông đình và sau đó đã tìm thấy chính quả bưởi trên ở hồ Tây.

Lại có câu chuyện ly kỳ hơn, là vào thời Pháp thuộc, người dân từng nhìn thấy một cặp vợ chồng Tây cưỡi ngựa đi vào địa đạo và không thấy quay ra. Người làng bịt địa đạo lại từ sau sự việc ấy. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Chinh thì cho rằng đây chỉ là câu chuyện mà nhiều người nghĩ ra. Bản thân ông cũng không rõ thực hư về câu chuyện này bởi thời gian ông đi làm xa thì địa đạo trên được bịt kín lại. Ông phán đoán rằng, khi tu sửa đình Quán La, địa đạo được những người tu sửa đình bịt lại để an toàn cho quá trình xây dựng và sự tồn tại của đình.

Những di vật lạ có một không hai

Không chỉ có hệ thống địa đạo, đình Quán La còn ẩn chứa nhiều hiện vật và những câu chuyện ly kỳ xung quanh đình.

Ngoài dáng những đồ vật cổ kính, đình còn có một đôi linh vật mang dáng dấp “rồng chầu” khá lạ trước sân đình. Đôi linh vật này nếu gọi là “rồng” cũng không chính xác mà gọi là “lân” cũng không phải. Hai con mang những hoạ tiết khác nhau nên được nhiều người phán đoán là 1 con đực, 1 con cái. Ông Nguyễn Văn Lương cho biết cũng không có người nào trong làng xác định được đôi linh vật này xuất hiện từ khi nào và cũng không biết đích xác tên gọi của chúng. Bản thân ông cho rằng đôi linh vật này được làm bằng vôi pha với mật.

Nằm chếch bên tay phải của đình là một cây đa cổ thụ với gốc lớn tới hàng chục người ôm. Cây đa cổ này từng được các chiến sỹ Việt minh ta dùng làm nơi trú ngụ. Thân cây có những lỗ hổng lớn chạy từ gốc cho tới giữa thân. Nhiều chiến sỹ đã ẩn nấp trong thân cây đa này nhiều ngày và dễ dàng quan sát được địa bàn bằng cách trèo phía trong phần rỗng của thân cây lên trên ngọn đa. Cây đa nay vẫn sừng sững như những chứng tích của lịch sử.

Bên cạnh cây đa cổ, trước đền Quán La phía bên tay trái còn có một cây thị cổ, tương truyền đây là địa điểm ăn ở của các kỹ nữ Chiêm Thành thời Lý. Nhà Lý nam chinh và còn đưa về kinh đô những kỹ nữ Chiêm Thành tài sắc về Thăng Long. Cây thị này rất lớn và cũng có kích cỡ ngang ngửa với cây đa bên phải. Điều đặc biệt là hàng năm cây thị trổ rất nhiều hoa nhưng thường chỉ có một vài quả nhỏ, tròn xoe. Những quả thị này rất thơm và không ăn được bởi ăn sẽ bị đau bụng. Có những người dân sống trong làng còn chưa bao giờ nhìn thấy quả của cây thị này. Theo truyền thuyết cây thị là nơi tụ hồn của các kỹ nữ Chiêm Thành, các nàng phải sống nơi đất khách quê người nên đã bày tỏ sự trung trinh với quê hương mà không chịu kết trái nơi xứ lạ. Hiện dưới gốc cây thị vẫn có am thờ, có người nói là am thờ các kỹ nữ Chiêm Thành.

Hoàng Phương