Ông Nguyễn Trường Tô và chuyện “cãi” tòa

Hôm nay, HĐND tỉnh Hà Giang sẽ họp xét bãi miễn tư cách đại biểu HĐND tỉnh và miễn nhiệm chức vụ chủ tịch UBND tỉnh của ông Nguyễn Trường Tô.

Ngoài những sai phạm về đạo đức lối sống, vị chủ tịch này còn có những hành xử rất lạ đời: Không thực hiện quyết định của tòa; đe nẹt cả báo chí và đại biểu Quốc hội khi bị phản ánh, phê bình.

Năm 2002, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã ký quyết định phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác, tuyển, luyện quặng của Công ty Sông Lô. Công ty này đã đầu tư trên 60 tỉ đồng thực hiện dự án, trong đó có các hạng mục nhà máy tuyển, luyện quặng, đường vào mỏ Tùng Bá-Na Sơn…

Không thực hiện phán quyết của tòa

Khi các công trình hạ tầng hoàn tất, mỏ đã được bóc đất đá để lộ quặng chuẩn bị thu hoạch, chủ tịch UBND tỉnh lúc này là ông Nguyễn Trường Tô ra quyết định hủy bỏ quyết định trước đây. UBND tỉnh sau đó dùng nhiều biện pháp gây áp lực, cưỡng chế Công ty Sông Lô ra khỏi mỏ. Tiếp đó, ông Nguyễn Trường Tô lại ký quyết định cấp mỏ chì kẽm Na Sơn cho Công ty Hoàng Bách.

Thấy số vốn đã đầu tư bỗng dưng mất trắng, hàng trăm lao động mất việc làm, Công ty Sông Lô đã khiếu nại và sau đó khởi kiện ra tòa. Sát ngày tòa xử, UBND tỉnh nhận thiếu sót và hứa sửa sai nên Công ty Sông Lô rút đơn kiện. Thế nhưng bất ngờ tháng 3-2007, Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô lại ký quyết định tiếp tục hủy bỏ việc cho phép Công ty Sông Lô đầu tư khai thác mỏ.

Công ty Sông Lô lại khởi kiện. Tại phiên tòa sơ thẩm tháng 9-2007, TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên hủy quyết định nêu trên.

Cuộc họp báo phản pháo báo Người Cao Tuổi do ông Nguyễn Trường Tô (đứng trong ảnh trên) chủ trì.

UBND tỉnh Hà Giang kháng cáo nhưng sau đó có văn bản rút kháng cáo. Thế nhưng sau đó, UBND tỉnh Hà Giang lại không thực hiện phán quyết của tòa mà gửi báo cáo lên cấp trên nói rằng bản án của tòa là chưa thỏa đáng.

Thủ tướng chỉ đạo 10 lần nhưng không thực hiện

Sau phán quyết của tòa án, Công ty Sông Lô kiến nghị được tiếp tục khai thác mỏ sắt Tùng Bá, mỏ chì kẽm Na Sơn cũng như các dự án đang thực hiện dang dở như Công viên Hà Phương, hang động Tùng Bá. Bên cạnh đó, công ty yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang thanh toán khối lượng xây dựng công trình đã hoàn thành 50 tỉ đồng và bồi thường thiệt hại cho công ty 37 tỉ đồng vì ban hành quyết định hành chính trái luật.

Mặc cho Chính phủ liên tiếp chỉ đạo nhiều lần, chủ tịch tỉnh Hà Giang vẫn không chịu thực hiện hoặc thực hiện một cách ì ạch. Đến khi Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng lần thứ bảy, thứ tám thì UBND tỉnh Hà Giang mới bắt đầu trả nợ cho Công ty Sông Lô một cách nhỏ giọt là 17,42 tỉ đồng.

Ngày 2-4-2010, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng: “Yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang khẩn trương xử lý những tồn tại của dự án Công viên nước Hà Phương để giải quyết dứt điểm khiếu nại của Công ty Sông Lô; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 4-2010.” Đây là lần thứ chín Thủ tướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ việc nhưng đã hơn hai tháng, UBND tỉnh Hà Giang vẫn không thực hiện. Do đó, mới đây nhất, ngày 24-6, Văn phòng Chính phủ thêm một lần nữa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành vào cuộc để giải quyết dứt điểm các khiếu nại của Công ty Sông Lô.

Cuộc họp báo kỳ lạ

Vụ án hành chính với Công ty Sông Lô đã có hàng chục cơ quan báo chí phản ánh, trong đó nổi bật nhất là loạt bài của báo Người Cao Tuổi tháng 5-2008. Thay vì có văn bản có ý kiến trở lại với báo này, ngày 3-6-2008, Chủ tịch Nguyễn Trường Tô lại tổ chức họp báo để phản pháo.

Nhà báo Kim Quốc Hoa, Tổng Biên tập báo Người Cao Tuổi, cho hay UBND tỉnh gửi giấy mời và cho ba ôtô về Hà Nội đón đại diện của 28 cơ quan báo chí ở trung ương, đồng thời mời đại diện của cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí về Hà Giang để nói về những vấn đề báo Người Cao Tuổi nêu nhưng lại… không mời báo Người Cao Tuổi!

Tuy nhiên, do nắm được thông tin, ông Kim Quốc Hoa vẫn có mặt. Ông chủ tịch Nguyễn Trường Tô ngồi chỉ đạo cuộc họp với hàng trăm người dự, không chỉ gồm các báo, đài được mời mà tất cả lãnh đạo chủ chốt các sở, ngành, huyện, thị đều được triệu tập. Một chồng báo Hà Giang phát miễn phí, trong đó có đến ba bài phản bác lại quan điểm báo Người Cao Tuổi. Còn khi người của Công ty Sông Lô phát báo Người Cao Tuổi thì lực lượng bảo vệ xô đến… tịch thu!

Cuộc họp được bắt đầu bằng 30 phút phóng sự của Đài Truyền hình Hà Giang với nội dung hạ uy tín báo Người Cao Tuổi. Sau đó, ông Nguyễn Trường Tô đứng dậy đọc một văn bản chủ yếu… báo cáo thành tích. Nội dung còn lại chỉ lớt phớt nói rằng các thông tin mà Công ty Sông Lô cung cấp ra “thiếu trung thực, sai lệch, phiến diện…” và phê phán báo Người Cao Tuổi đưa tin sai sự thật, thiếu khách quan, “bôi nhọ” chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang! Phát biểu của ông Tô được tăng âm ra ngoài phố bằng hệ thống loa công suất lớn.

Ông Kim Quốc Hoa kể: Vào giờ giải lao, khi ông Tô vừa bước xuống bục rút bật lửa châm thuốc thì ông tiến đến xưng danh, đề nghị được phát biểu. Dù hết sức bất ngờ vì sự có mặt của ông Hoa nhưng không thể thoái thác, ông Tô buộc phải đồng ý cho ông Hoa nói. Sau phát biểu của ông Hoa, nhiều tràng pháo tay rộ lên. Cuộc họp báo xem như phá sản vì sau đó không báo nào đưa nội dung họp báo theo ý của Chủ tịch Tô!

Tuy thất bại ở cuộc họp báo nhưng tỉnh Hà Giang lại có văn bản tố báo Người Cao Tuổi đưa tin sai sự thật. Tháng 8-2008, Thường trực Hội Người cao tuổi (cơ quan chủ quản) đã phải tổ chức hai buổi làm việc với báo Người Cao Tuổi và khẳng định: “Những thông tin báo Người Cao Tuổi phản ánh là chính xác, khách quan…”.

Đe nẹt cả đại biểu Quốc hội

Tôi đã đến xem các đại công trường ở Hà Giang và cũng nghe được nhiều thông tin về các quyết định sai trái của lãnh đạo tỉnh với Công ty Sông Lô. Trên báo chí cũng đã nói rất nhiều, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc, tòa án cũng đã xử, Thủ tướng năm lần bảy lượt chỉ đạo mà chủ tịch Hà Giang vẫn không chấp hành.

ĐBQH Lê Văn Cuông.

Thế là tôi quyết định chất vấn Thủ tướng về việc tại sao trên chỉ đạo mà dưới không nghe. Ban đầu tôi không định nêu thẳng tên chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, chỉ định lưu ý Thủ tướng để Thủ tướng kiểm tra. Nhưng khi Thủ tướng hỏi lại là chưa nắm được thông tin này, tôi mới nêu đích danh… Chất vấn buổi sáng thì buổi chiều Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô gọi điện thoại to tiếng là tại sao lại đưa chuyện Hà Giang lên Quốc hội, ngay trong phiên chất vấn trực tiếp Thủ tướng được truyền hình cho cả nước xem. Tôi bèn trả lời vấn đề này thuộc thẩm quyền của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và tôi chỉ thực hiện quyền của mình, không có định kiến hay dụng ý gì. Chủ tịch Hà Giang nói sẽ báo cáo việc này về Tỉnh ủy Thanh Hóa. Tôi nói rằng tôi chỉ thực hiện trách nhiệm của mình, còn ông ấy cứ làm việc của ông ấy. Tôi cũng báo cáo việc này với trưởng đoàn là ông Lê Ngọc Hân – Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Ngày hôm sau, Chủ tịch Nguyễn Trường Tô lại gọi điện thoại nhắc nhở tôi. Tôi nói luôn là ngay trong phiên họp tổ chiều qua, tôi đã báo cáo chuyện này với trưởng đoàn của chúng tôi. Mấy ngày sau, Đoàn ĐBQH Hà Giang làm văn bản chất vấn lại tôi: Một, ĐBQH Lê Văn Cuông lấy căn cứ ở đâu để khẳng định chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang năm lần không chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng? Hai, nếu không đủ căn cứ, đề nghị ĐB Cuông phải có trách nhiệm với phát biểu của mình. Dưới văn bản ký tên Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang Hoàng Minh Nhất với đầy đủ các chức danh ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy.

Lời kể của ĐBQH LÊ VĂN CUÔNG (Theo VNN)

NHÓM PHÓNG VIÊN (Báo Pháp Luật TP.HCM)

Vụ thầy giáo mua trinh học trò: Nỗi đau nữ sinh phố núi

Công an huyện Vị Xuyên đã triệu tập hàng chục nữ sinh và người liên quan để xác minh một đường dây tổ chức mại dâm, nhưng chưa thể làm rõ toàn bộ quy mô.

Nhà nghỉ Ngọc Anh, nơi “thầy” Xương mua dâm em X.
Nhà nghỉ Ngọc Anh, nơi “thầy” Xương mua dâm em X.

Hiện mới chỉ có hai nữ sinh Nguyễn Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng (vừa tốt nghiệp THPT Việt Lâm) bị khởi tố bị can, bắt tạm giam, và tiếp đến là ông Sầm Đức Xương, cựu Hiệu trưởng trường THPT Việt Vinh, Bắc Quang, Hà Giang.

“Nó kêu đau, tao chỉ cho 400.000 đồng thôi!” Tiếp tục đọc

“Danh sách đen” đã được giải mã???

Những ngày qua, dư luận xã hội nóng lên bởi vụ án “Hiệu trưởng mua dâm học trò” ở Hà Giang. Những người có lương tri thật sự sững sờ khi hai “bị cáo” Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy khai trước Tòa: Ngoài bị cáo Sầm Đức Xương, một số vị trong bộ máy chính quyền tỉnh Hà Giang, huyện Vị Xuyên, một số doanh nhân còn sinh hoạt tình dục với các cháu nhiều lần… Tiến sĩ – Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân thuộc Đoàn luật sư Hà Nội cam đoan những điều Hằng và Thúy khai trước tòa hoàn toàn đúng sự thật. Ông Triển cũng đã có văn bản kiến nghị khẩn cấp gửi tới các cơ quan Trung ương và các cơ quan báo chí xung quanh vụ việc này.

Sau đây là danh sách đen trong đơn của Hằng và Thúy:

Danh sách khách mua dâm của Thúy:

1. Ông Hùng – Giám đốc Ngân hàng Chính sách Tỉnh – ĐT: 0913271307

2. Ông Tô – Chủ tịch UBND Tỉnh – ĐT: 0913271133 Tiếp tục đọc

Một quyết định góp phần tích cực vào cải cách tư pháp

Sáng 1-2, phiên phúc thẩm vụ án hiệu trưởng mua dâm nữ sinh tại Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã ra phán quyết huỷ án sơ thẩm, trả lại hồ sơ, yêu cầu điều tra làm rõ vụ án. Thêm một quyết định góp phần tích cực vào lộ trình cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.

Luật sư Trần Đình Triển cho rằng: Tòa cũng cần hủy bỏ ngay biện pháp ngăn chặn tạm giam Thúy và Hằng để 2 bị cáo này tiếp tục được đi học. Nguyễn Thuý Hằng bị áp giải tại tòa phúc thẩm. Ảnh : T.D

HĐXX nhận thấy, trong quá trình điều tra vụ án, bị cáo Thúy sinh ngày 01/1/1992, tính đến ngày bị bắt 05/9/2009 vẫn là người chưa thành niên. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, cơ quan tố tụng đã không chỉ định luật sư bào chữa cho bị cáo chưa thành niên này (bị cáo và người đại diện hợp pháp (mẹ bị cáo) đã có đơn từ chối luật sư). Tiếp tục đọc

Ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang bị tố cáo quan hệ tình dục với cả hai “bị can”?

Những ngày qua, dư luận xã hội nóng lên bởi vụ án “Hiệu trưởng mua dâm học trò” ở Hà Giang. Những người có lương tri thật sự sững sờ khi hai “bị cáo” Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy khai trước Tòa: Ngoài bị cáo Sầm Đức Xương, một số vị trong bộ máy chính quyền tỉnh Hà Giang, huyện Vị Xuyên, một số doanh nhân còn sinh hoạt tình dục với các cháu nhiều lần… Tiến sĩ – Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân thuộc Đoàn luật sư Hà Nội cam đoan những điều Hằng và Thúy khai trước tòa hoàn toàn đúng sự thật. Ông Triển cũng đã có văn bản kiến nghị khẩn cấp gửi tới các cơ quan Trung ương và các cơ quan báo chí xung quanh vụ việc này. Tiếp tục đọc

Những hệ lụy từ vụ án “Hiệu trưởng mua dâm”

Vụ án “Hiệu trưởng mua dâm” càng ngày càng tỏ ra hết sức phức tạp khiến dư luận rất quan tâm. Hiện nay, phiên tòa còn trong quá trình tranh tụng, xét xử, chưa có kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, dù cho kết quả ra sao thì vụ án này có rất nhiều điều đáng suy nghĩ.

Có thể khẳng định một điều rằng, vụ án đã nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận. Xem lướt qua các trang báo mạng, báo in, và cả các blog cá nhân đều đưa tin về vụ án đặc biệt nghiêm trọng này.

Sau đây là tóm tắt diển biến vụ việc:

Bắt đầu từ vụ một hiệu trưởng bị tố “mua trinh” nhiều học sinh tại tỉnh lẻ Hà Giang. Sau đó, trong phiên tòa xử sơ thẩm vụ hiệu trưởng mua dâm học sinh kết thúc vào buổi sáng nay 6/11, Hiệu trưởng mua dâm Sầm Đức Xương nhận mức án 10 năm 6 tháng tù giam, Bị cáo Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy bị truy tố tội danh “môi giới mại dâm” và nhận mức án tương ứng là 6 năm (với Hằng) và 5 năm (với Thúy).

Vụ việc bắt đầu nóng lên khi phiên tòa phúc thẩm vụ án “Hiệu trưởng mua dâm” vào ngày 20/01/2010. Mở đầu là Luật sư Trần Đình Triển, người bảo vệ quyền lợi cho bị cáo trong vụ hiệu trưởng mua dâm tại Hà Giang với lá đơn kiến nghị khẩn cấp gửi các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ những tình tiết mới, khá bất ngờ trong vụ án.

Sau đó là vào sáng 27/1, tại phiên xét xử phúc thẩm, các bị cáo trong vụ “hiệu trưởng mua dâm học sinh” đồng loạt kêu oan và xin thay đổi lời khai tại tòa.

Tại buổi xét xử chiều 27/1, cả hai bị cáo nguyên là nữ sinh một mực kêu oan. Theo các bị cáo, họ “phải” quan hệ với thầy Xương và một số bạn bè của thầy. Một “danh sách đen” các vị đã từng lên giường với hai cô gái cũng được khai trước tòa.

Tiếp theo, Trong phiên xét xử sáng ngày 28/1, bị cáo Sầm Đức Xương khẳng định mình… không còn khả năng quan hệ tình dục. Bị cáo cũng cho rằng bản khai cung đầu tiên tại cơ quan CSĐT chỉ có 10% là lời khai của mình.

Ttrong chiều ngày 28/1, Luật sư Triển cho biết, trong phần trả lời chất vấn, khi bị cáo Hằng kể về những nhân vật có tên trong “danh sách đen” thì bị HĐXX ngăn không cho Luật sư hỏi rõ để khẳng định rõ ràng có hay không việc bị cáo Hằng đã “lên giường” với những quan chức có vị thế tại tỉnh Hà Giang.

Và sáng ngày 29/1, Ngay sau khi thông tin có một “danh sách” những người từng “mua dâm” hai nữ bị cáo trong vụ “Hiệu trưởng mua dâm học sinh”, các cơ quan chức năng như Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Hà Giang, Công an tỉnh, Bưu điện cho biết sẽ vào cuộc để làm rõ.

Đến chiều ngày 29/1, Hội đồng xét xử đã tuyên: Dời buổi tuyên án, lý do được vị thẩm phán – chủ tọa phiên tòa, Ông Cao Xuân Hùng đưa ra là đã hết giờ và phần tuyên án sẽ được tiến hành vào ngày 1/2.

Bản án chưa được tuyên, tuy nhiên có thể nói đây là một vụ án phức tạp và có nhiều vấn đề còn nhiều tranh cải và đặt biệt là có nhiều tình tiết dỡ khóc, dỡ cười, đánh đố dư luận. Nhiều suy nghĩ cần được làm rõ xung quanh vụ án này:

Thứ nhất: Về “danh sách đen”, tại sao khi các bị cáo Hằng và Thúy khai về cái danh sách này thì luôn gặp phải sự phản ứng và ngăn cản của thẩm phán phiên tòa. Theo một số thông tin trên các báo thì “danh sách đen” này có liên quan đến một vài nhân vật lãnh đạo cao cấp của tỉnh Hà Giang.

Thứ hai: Việc ông Sầm Đức Xương khẳng định mình… không còn khả năng quan hệ tình dục và đòi tuột quần giữa phiên tòa để mọi người “mục sở thị”. Đó là những lời vàng ngọc từ miệng một ông giáo có thâm niên 30 năm. Có vẻ như khi muốn chạy tội thì người ta sẵn sàng tự dè bỉu bản thân, tự hạ nhục mình ở chuyện này để che giấu một chuyện khác nhục hơn.

Thứ ba: Báo động về đạo đức xã hội. Bản án vẫn chưa được tuyên, nhưng những người quan tâm theo dõi vụ án có thể nhận thấy rằng, bản án lương tâm sẽ còn mãi ray rứt. Dù cho kết quả có là gì đi nữa, ai đúng, ai sai, ai bị phạt tù bao nhiêu, điều đó không còn quan trọng nữa.

Đạo đức xã hội đang bị xuống cấp, xuống cấp một cách trầm trọng. Thầy mua dâm học trò; trò “lê giường” với thầy để lấy điểm, mong cho thi đậu; thầy giáo nhờ học sinh tìm, giới thiệu bạn bè “còn trinh” đến bán cho thầy, bạn bè thầy; trong vụ án này còn lộ ra một danh sách đen là các nhân vật lãnh đạo cao cấp của tỉnh Hà Giang, …

Phải chăng đây là hiện tượng cá biệt, chỉ có ở tỉnh Hà Giang hay nó phổ biến trong xã hội chúng ta? Điều đó không ai trả lời được, chỉ khi nào vụ việc đem ra ánh sáng thì mọi người mới “té ngữa” ra mà than rằng: học trò thời nay đây sao? Thầy giáo thời nay đây sao? Cán bộ thời nay đây sao?… Thật khủng khiếp.

Thứ tư: Đạo đức nhà báo. Một khía cạnh khác tôi muốn đề cập trong bài viết này là việc tác nghiệp và đăng hình ảnh những người trong cuộc. Trong khi một số báo khác rất lịch sự làm nhòa đi khuôn mặt, đó là điều hợp lý, tuy vậy có một vài bài báo đăng hình ảnh các em Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy (xem ở đây) rất rõ ràng, đó là không nên.

Thiết nghĩ, cuộc đời các em còn dài, dù hôm nay các em có phạm phải lỗi lầm thì các em hoàn toàn còn có cơ hội làm lại cuộc đời. Việc đăng tải khá rõ hình ảnh các em trên bài viết vô tình người viết làm tăng thêm nỗi đau quá lớn đối với một người càng quá trẻ như các em. Các em phải đi đâu, sống ở đâu cho hết nỗi nhục nhã này khi hình ảnh của mình được đăng tải trên mặt báo.

Vụ án còn đang tiếp diễn, cuộc sống cũng tiếp diễn, sau cơn mưa trời lại sáng, do đó, dù hôm nay ai đó có tội nhưng đâu có ai chắc rằng ngày mai họ không có ích cho xã hội, và như mọi người, họ vẫn có quyền được xã hội tôn trọng.

Theo dõi từng diễn biến của vụ án, dùng ở một tỉnh Hà Giang xa xôi nhưng vẫn đau đáu trong lòng nhiều suy nghĩ, phải chăng đạo đức của một bộ phận xã hội, lối sống sa đọa của một số người hàng ngày luôn rao giảng những điều hay ý đẹp chắc chắn sẽ còn là nỗi buồn dai dẳng trong lòng mọi người.

  • Da Vàng

‘Vụ án mua dâm nữ sinh bị làm giả hồ sơ’

Ngày 29/1, trong phần tranh tụng diễn ra “nảy lửa”, luật sư Trần Đình Triển nghi ngờ hồ sơ vụ án mua dâm nữ sinh được tạo dựng giả mạo. Bởi từ lâu cựu hiệu trưởng trường Việt Lâm Sầm Đức Xương đã bị “liệt dương”.
> ‘Tôi choáng khi nhận tố cáo nhiều cán bộ mua dâm’

Bị cáo Sầm Đức Xương bị cấp sơ thẩm kết tội 10 năm 6 tháng tù vì đã mua dâm gần chục nữ sinh chưa thành niên. Ành: Hoàng Anh.

Ngay phần đầu của phiên tranh tụng, luật sư Triển (bảo vệ bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy) tỏ ra gay gắt khi đề cập việc TAND Hà Giang không triệu tập những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tới phiên phúc thẩm.

Theo luật sư, chính việc này đã khiến ông và đồng nghiệp tham gia phiên tòa không có cơ hội tìm hiểu sự thật của vụ án.

Cho rằng việc buộc tội bị cáo Thúy và Nguyễn Thúy Hằng (hai cựu nữ sinh trường Việt Lâm) nhiều lần môi giới các bạn đi bán dâm cho hiệu trưởng Sầm Đức Xương là không có chứng cứ thuyết phục, ông Triển chứng minh: “Trong hồ sơ chỉ thể hiện lời khai của những người được cho là nạn nhân mà không có bất cứ tài liệu nào khác”.

Dẫn lại lời thú nhận của hiệu trưởng Sầm Đức Xương rằng “mất khả năng đàn ông” từ nhiều năm nay, luật sư cho rằng, việc ông nhận định hồ sơ vụ án được tạo dựng giả mạo càng có thêm cơ sở thuyết phục.

Hiệu trưởng mua dâm nữ sinh: ‘Tôi bị bất lực’ (28/01)
Lời khai chấn động tại phiên xử hiệu trưởng mua dâm nữ sinh (28/01)
Chân dung ‘hiệu trưởng mua dâm’ qua lời khai của nữ sinh (27/01)
Nhiều quý ông bị tố trong vụ hiệu trưởng mua dâm nữ sinh (26/01)
Hiệu trưởng mua dâm nữ sinh lĩnh án (07/11)
Xem tiếp

//

Theo ông Triển, bệnh rối loạn cương của ông Xương mà VKS đã xác nhận hôm qua thực chất là bệnh liệt dương. “Nếu đưa trưng cầu giám định pháp y trung ương thì mọi việc sẽ được làm rõ”, luật sư Triển quả quyết.

Không đưa ra nhiều bằng chứng để phản bác, chỉ nêu lại nội dung trong cáo trạng, nữ đại diện VKS cương quyết giữ nguyên quan điểm khẳng định việc truy tố các bị cáo là có căn cứ pháp luật.

Tỏ ra bức xúc, luật sư Triển nhắc lại việc Hằng và Thúy khai, các cô bị điều tra viên ép ký khống vào những tờ giấy trắng ghi bản cung. “Chỉ trong hơn một tiếng vừa hỏi vừa ghi lời khai mà điều tra viên ghi kín 3 tờ giấy vê đúp (12 mặt giấy) theo tôi là không tưởng. Điều đó chỉ thể hiện việc ăn vụng mà không biết chùi mép”, ông bình luận.

Những chứng cứ luật sư Triển đưa ra, đại diện VKS điềm tĩnh cho rằng không có gì để đối đáp. Bà đề nghị ông bình tĩnh, chú ý cách phát ngôn.

Không khí phiên tòa trở nên căng thẳng khi những lời khai của Hằng và Thúy về bản “danh sách đen” những cán bộ ở Hà Giang được cho là đã mua dâm các cô bị VKS kết luận không có cơ sở để xem xét.

“Đó chỉ là lời khai một chiều”, đại diện VKS nêu quan điểm.

“Nếu Thúy và Hằng bị bắt chỉ sau một ngày nhận được đơn tố cáo của một bé gái gửi lên nhà trường, thì những nhân vật được nêu tên mua dâm người chưa thành niên cũng cần phải áp dụng tương tự để có điều kiện làm rõ sự việc”, ông Triển phản bác.

Tiếp lời vị tiến sĩ luật, luật sư Nguyễn Văn Tú (bảo vệ Hằng) đứng lên “bắt lỗi” VKS khi ông phát hiện danh tính và địa chỉ của một nạn nhân trong nhiều tài liệu đã không trùng nhau. Vì lẽ đó, ông nghi ngờ tính xác thực của trong lời khai bị hại này.

Giải thích điều này, VKS cho rằng đó là “sơ suất đánh máy”. Nhưng các luật sư không tâm phục khẩu phục trước lý do này.

Đại diện VKS cũng thừa nhận một số lần đã phát ngôn nhầm khi nhận định về hành vi của các bị cáo. Chẳng hạn bảo Hằng là đồng phạm mua dâm với bị cáo Xương (thay vì nói đồng phạm tội môi giới mại dâm với Thúy)…

Chiều nay, sau 2 ngày vắng mặt, vợ bị cáo Xương bất ngờ xuất hiện tại phiên xử. Ngồi cách nhau chừng gang tay, hai vợ chồng không nói với nhau câu nào. Người phụ nữ ngoài 40 tuổi với dáng vẻ hiền lành cho VnExpress.net biết, mấy ngày nay bà mất ăn mất ngủ. Do không được vào theo dõi nên hôm nào bà cũng có mặt ở cổng tòa để nắm diễn biến phiên xử.

Bà lặng người, mắt đau đáu nhìn chồng khi trong lời nói cuối cùng, ông Xương khẩn khoản đề nghị được HĐXX đưa đi giám định cơ quan sinh dục để có cơ hội minh oan.

Do xuất hiện nhiều tình tiết mới, phiên phúc thẩm đã phải kéo dài hơn so với dự kiến. Theo thông báo, ngày 1/2, TAND tỉnh Hà Giang sẽ ra phán quyết cuối cùng.

Hoàng Anh (VnExpress)

Suy ngẫm quanh vụ án “Hiệu trưởng mua dâm”

Vụ án “Hiệu trưởng mua dâm” càng ngày càng tỏ ra hết sức phức tạp khiến dư luận hết sức quan tâm. Hiện nay, phiên tòa còn trong quá trình tranh tụng, xét xử, chưa biết kết quả như thế nào. Tuy nhiên, dù cho kết quả có như thế nào đi chăng nữa thì vụ án này có rất nhiều điều đáng suy nghĩ.

Thứ nhất: Vụ án thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận

Diển biến vụ việc:

Bắt đầu từ vụ một hiệu trưởng bị tố “mua trinh” nhiều học sinh tại tỉnh lẻ Hà Giang. Ngay sau đó, trong phiên tòa xử sơ thẩm vụ hiệu trưởng mua dâm học sinh kết thúc vào buổi sáng nay 6/11. Hiệu trưởng mua dâm Sầm Đức Xương nhận mức án 10 năm 6 tháng tù giam, Bị cáo Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy bị truy tố tội danh “môi giới mại dâm” và nhận mức án tương ứng là 6 năm (với Hằng) và 5 năm (với Thúy).

Vụ việc bắt đầu nóng lên khi phiên tòa phúc thẩm vụ án “Hiệu trưởng mua dâm” vào ngày 20/01/2010. Mở đầu là Luật sư Trần Đình Triển, người bảo vệ quyền lợi cho bị cáo trong vụ hiệu trưởng mua dâm tại Hà Giang với lá đơn kiến nghị khẩn cấp gửi các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ những tình tiết mới, khá bất ngờ trong vụ án.

Sau đó là vào sáng 27/1, tại phiên xét xử phúc thẩm, các bị cáo trong vụ “hiệu trưởng mua dâm học sinh” đồng loạt kêu oan và xin thay đổi lời khai tại tòa.

Tại buổi xét xử chiều 27/1, cả hai bị cáo nguyên là nữ sinh một mực kêu oan. Theo các bị cáo, họ “phải” quan hệ với thầy Xương và một số bạn bè của thầy. Một “danh sách đen” các vị đã từng lên giường với hai cô gái cũng được khai trước tòa.

Tiếp theo, Trong phiên xét xử sáng nay, 28/1, bị cáo Sầm Đức Xương khẳng định mình… không còn khả năng quan hệ tình dục. Bị cáo cũng cho rằng bản khai cung đầu tiên tại cơ quan CSĐT chỉ có 10% là lời khai của mình.

Theo báo Dân Trí, trong chiều ngày 28/1, Luật sư Triển cho biết, trong phần trả lời chất vấn, khi bị cáo Hằng kể về những nhân vật có tên trong “danh sách đen” thì bị HĐXX ngăn không cho Luật sư hỏi rõ để khẳng định rõ ràng có hay không việc bị cáo Hằng đã “lên giường” với những quan chức có vị thế tại tỉnh Hà Giang.

Và sáng ngày 29/1, Ngay sau khi thông tin có một “danh sách” những người từng “mua dâm” hai nữ bị cáo trong vụ “Hiệu trưởng mua dâm học sinh”, các cơ quan chức năng như Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Hà Giang, Công an tỉnh, Bưu điện cho biết sẽ vào cuộc để làm rõ.

Vụ án thu hút dư luận:

Hiện nay, trên hầu hết các phương tiện báo đài, các trong blog cá nhân đều đưa tin về vụ án đặc biệt nghiêm trọng này. Vụ án đã được làm nóng lên với rất nhiều tình tiết bất ngờ và liên quan đến nhiều người, theo một số báo thì trong “danh sách đen” mà các bị cáo khai có cả các nhân vật lãnh đạo co cấp của tỉnh Hà Giang.

Thứ hai: Vấn đề đạo đức xã hội

Chưa biết kết quả như thế nào, ai đúng,

ai sai, ai bị phạt tù bao nhiêu. Nhưng với tôi, điều đó không còn quan trọng nữa. Tôi thực sự buồn khi theo dõi sát sao vụ án này. Qua vụ án, cho ta thấy một sự thật hết sức

dâu buồn: Đạo đức xã hội bị xuống cấp. Đạo đức xã hội xuống cấp một cách trầm trọng. Thầy mua dâm học trò; trò “lê giường” với thầy để lấy điểm mong cho thi đậu; thầy giáo nhờ học sinh tìm, giới thiệu bạn bè “còn trinh” đến bán cho thầy và bạn bè thầy; trong vụ án này còn lộ ra một danh sách đen là các nhân vật lãnh đạo cao cấp của tỉnh Hà Giang, …

Đôi khi tôi tự hỏi, vụ án này, hiện tượng này là cá biệt, chỉ có ở tỉnh Hà Giang hay nó phổ biến trong xã hội chúng ta? Điều đó không  ai trả lời được, chỉ khi nào vụ việc đem ra ánh sáng thì mọi người mới “té ngữa” ra mà than rằng: học trò thời nay đây sao? Thầy giáo thời nay đây sao? Cán bộ thời nay đây sao?… Thật khủng khiếp.

Thứ ba: Đạo đức nhà báo

Một khía cạnh khác tôi muốn đề cập trong bài viết này nữa. Khi sự việc chưa kết thúc, tòa chưa tuyên án thì chưa biết người nào phạm tội ra sao, ai tốt, ai xấu. Nhưng dù sao đi nữa, khi đưa tin về vụ án, hình ảnh về các em Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy không nên chụp và đưa lên một cách rõ ràng như thế này xem ở đây.

Các em còn quá nhỏ, quá trẻ, cuộc đời các em còn dài, dù hôm nay tòa có tuyên án y án sơ thẩm, các em đều có đầy đủ quyền và cơ hội làm lại cuộc đời. Không biết các nhà báo khi đưa tin và cung cấp hình ảnh như tôi đề cập ngay trên đây có thấy lòng mình có lỗi với các em không???

Vụ án còn đang tiếp diễn, cuộc sống cũng tiếp diễn, sau cơn mưa trời lại sáng, do đó, dù hôm nay ai đó có tội nhưng đâu có ai chắc rằng ngày mai họ không có ích cho xã hội, và hơn ai hết họ có quyền như vậy.

Đạo đức của một bộ phận xã hội, lối sống sa đọa của một số người hàng ngày luôn rao giảng những điều hay ý đẹp chắc chắn sẽ còn là nỗi buồn dai dẳng trong lòng mọi người.

  • Da Vàng

Khai trước tòa danh sách quý ông vụ ‘Hiệu trưởng mua dâm’

Bản “danh sách đen” trong lá đơn kêu cứu của các bị cáo đã trở thành lời khai tại phiên tòa. Từ những lời khai này, không chỉ một mình hiệu trưởng Sầm Đức Xương mà còn có nhiều vị quan chức của Hà Giang cũng mua dâm.

Mô tả ảnh.
Đưa bị cáo Sầm Đức Xương vào tòa phúc thẩm
Mô tả ảnh.
Phần đầu “Đơn kêu cứu” của bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thị Hằng

Điểm quan trọng nhất trong phiên xử phúc thẩm vụ án “hiệu trưởng mua dâm” chiều ngày 27/1 là bản “danh sách đen” những người mua dâm được liệt kê trong những lá đơn kêu cứu của bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy và bị cáo Nguyễn Thị Hằng đã được khai tại tòa.

Hai bị cáo Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy  khai trước HĐXX, xác nhận lá đơn gửi kêu cứu gửi luật sư Trần Đình Triển và luật sư Nguyễn Văn Tú ngày 20/1/2010 đúng là bút tích của mình, do các bị cáo viết tại trại giam công an tỉnh Hà Giang.

Theo lời khai của bị cáo Nguyễn Thị Hằng ngay khi mở tòa chiều nay thì bị cáo và nhiều bạn bè của bị cáo đã phải quan hệ tình dục với “những bạn bè của thầy Xương”. Cách thức, phương thức của những lần quan hệ tình dục này, vẫn là thông qua những cuộc điện thoại tại nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn thị xã Hà Giang và huyện Bắc Quang.

Bị cáo Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy đã khai rõ ràng trước tòa: ngoài Sầm Đức Xương bị cáo và bạn bè của bị cáo còn phải quan hệ với gần 10 nhân vật là quan chức tỉnh Hà Giang.

Hai bị cáo còn cho biết thêm: những người có tên trong bản danh sách này đưa bị cáo, bạn bè của bị cáo đến khách sạn, chở đi mua sắm, cho ăn uống sau đó quan hệ tình dục.

Luật sư Trần Đình Triển thông tin với báo chí: “Trước tòa, khi các bị cáo khai tên tuổi, chức danh những người đã quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên, HĐXX đã cắt ngang hoặc cản trở không cho các cháu nói. Tuy nhiên, những lời khai của các cháu trước tòa đã hợp pháp hóa những thông tin mà các cháu cung cấp cho luật sư về việc tố cáo những người nêu trên. Như thế, không chỉ có một mình Sầm Đức Xương mua dâm trong vụ án này”.

Với những diễn biến kể trên, luật sư Trần Đình Triển khẳng định: TAND tỉnh Hà Giang phải hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ vụ việc cho cơ quan công an mở rộng điều tra. Trong trường hợp HĐXX giữ nguyên bản án của phiên sơ thẩm, lúc đó TAND Tối cao sẽ phải đưa vụ việc này để cơ quan cấp cao hơn tiến hành điều tra xét xử.

Ngay sau khi phiên tòa phúc thẩm chiều 27/1 kết thúc, VietNamNet cùng nhiều phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương đã xin được tiếp xúc với ông Cao Xuân Hùng, Thẩm phán– chủ tọa phiên tòa nhưng ông Hùng đã từ chối và hẹn sẽ có buổi làm việc với báo chí vào ngày mai (28/1), khi phiên tòa kết thúc.

Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho biết: “Lời khai của các bị cáo tại phiên tòa ngày hôm nay vẫn còn là những thông tin được đưa ra từ một phía”.

Ngày mai, phiên tòa sẽ tiếp tục được diễn ra với phần xét hỏi bị cáo Sầm Đức Xương.

  • Nhóm PV Xã hội

Lời khai chấn động tại phiên xử hiệu trưởng mua dâm nữ sinh

Ngoài phải làm “nô lệ” tình dục cho thầy hiệu trưởng, tại phiên xử chiều 27/1, hai cựu học sinh THPT Việt Lâm (Hà Giang) khai đã bán thân cho một số nhân vật VIP – bạn của ông Xương.
> Chân dung ‘hiệu trưởng mua dâm’ qua lời khai của nữ sinh

Các bị cáo sau phiên xử chiều 27/1. Ảnh: Hoàng Anh.

Dù bị bệnh thấp khớp gối hành hạ nhưng bị cáo Nguyễn Thúy Hằng vẫn khai tường tận câu chuyện khiến nhiều người giật mình. “Mỗi lần đi tôi nhận được lời dặn của ông Xương “họ là những giám đốc trẻ, lắm tiền”, bị cáo 19 tuổi khai.

Mỗi lần được phục vụ, những vị khách này trả thấp nhất 500.000 đồng, cao nhất 5 triệu đồng. Theo Hằng, thông qua bạn bè, những cuộc ăn nhậu cô đã biết được tên tuổi và chức danh của họ. Danh sách các vị khách VIP đã được Hằng gửi cho luật sư bào chữa.

Tại tòa chiều 27/1, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy cũng cho biết, ngoài 3 lần phục vụ ông Xương cô còn bị thầy ép phục vụ bạn bè ông ta để mang tiền về. Trong danh sách này có một số tên trùng với những danh tính mà Hằng đã khai.

“Những tình tiết trên tôi chưa khai tại phiên sơ thẩm vì một cán bộ dặn phải khai đúng như trong bản cung để có lợi nên tôi làm theo”, bị cáo cột tóc đuôi gà giải thích.

Mặc dù bị Hội đồng xét xử cảnh báo, nếu khai không đúng có thể sẽ bị ghép tội vu khống, cô gái này vẫn một mực khẳng định toàn bộ lời khai là đúng và có cơ sở.

Bị cáo Sầm Đức Xương (áo thẫm). Ảnh: Hoàng Anh.
Trong phòng xử kín rộng chừng 50 m2 chỉ có trên 10 người dự khán. Nhiều phóng viên không được tham dự phiên tòa, buộc phải đứng ngoài. Phiên xử đã thu hút sự chú ý của rất đông người dân tỉnh miền núi. Cảnh sát cũng đã được huy động để làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự bên ngoài phòng xử án.

Trong 3 lần bán dâm cho ông Xương, bị cáo Thúy cho biết chỉ duy nhất lần đầu tự nguyện. Hai lần tiếp đó là bị nguyên hiệu trưởng trường cấp 3 này ép buộc. “Lúc đó đang là cuối cấp nên nghe bị đe doạ đến chuyện kết quả học tập bị cáo đã chấp nhận”.

Cũng như phiên xử buổi sáng, chiều 27/1, Thúy một mực kêu oan về tội danh môi giới mại dâm bởi bị cáo chỉ có vai trò đi cùng và nhận tiền hộ. Cô cho biết, lời khai của các nạn nhân mà Hội đồng xét xử đọc tại tòa chỉ là một chiều, chưa có cơ hội đối đáp trực tiếp (tất cả nạn nhân đều vắng mặt).

Bên lề phiên xử, mẹ của hai bị cáo cho rằng dù phiên phúc thẩm thẳng thắn và minh bạch hơn phiên sơ thẩm nhưng một số thành viên hội đồng xét xử vẫn ngắt lời, không cho con họ có cơ hội chứng minh. “Tôi nghĩ phiên xử này vẫn còn nhiều điều khuất tất chưa được làm rõ”, mẹ của bị cáo Thuý nói.

Ngày mai phiên toà tiếp tục làm việc.

Ngay sau khi phiên tòa kết thúc, phóng viên VnExpress đã liên hệ qua điện thoại với một người bị 2 bị cáo nêu danh tính “đã từng có chuyện mua bán dâm”. Sau lúc ngập ngừng “có lời khai à?”, vị này nói ngắn gọn: “Vấn đề phức tạp, mình không có bình luận gì thêm. Họ khai thế nào là việc của họ, đúng hay sai đã có cơ quan chức năng xem xét”.

Hoàng Anh