Da Vàng Blog bị “chặn” đủ đường

Thân chào quý vị bạn đọc gần xa.
Đầu tiên, Da Vàng Blog xin chân thành cảm ơn quý bạn bè thân hữu gần xa đã ghé thăm và ủng hộ trong thời gian qua.
Da Vàng và cũng như các trang blog khác được lập ra, đăng tin bài với một mong muốn duy nhất là góp thêm tiếng nói để cùng làm cho xã hội VN ngày một tốt đẹp hơn.
Trong mấy ngày gần đây, có một sự thật đáng buồn và rất khó hiểu khi Da Vàng Blog đã bị chặn bởi các nhà cung cấp mạng như VNPT, FPT, Mạng điện lực, …
Do đó trong thời gian vừa qua không có tin bài mới phục vụ bạn đọc.
Mong quý độc giả gần xa cảm thông và chia sẻ cùng chúng tôi!
Hy vọng rằng thông tin này sẽ đến tai với các nhà cung cấp hoặc có ai có thông tin gì thì báo tin giúp.
Chân thành cảm ơn!

Da Vàng Blog kính thư!

Bị bắt vì “dám” bán hàng cho Chủ tịch Kim

Một doanh nhân người Áo đã bị phạt 3,3 triệu euro và 9 tháng tù giam vì đã bán hàng xa xỉ cho các nhà lãnh đạo Triều Tiên dùng để tặng sinh nhật nhà lãnh đạo Kim Jong-il. Tuy nhiên, tên của doanh nhân này không được tiết lộ.

Tòa án hình sự Vienna cho biết, doanh nhân này đã vi phạm lệnh cấm vận thương mại quốc tế được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua trong Nghị quyết 1874 năm 2009. Theo Nghị quyết này, Triều Tiên sẽ phải chịu lệnh trừng phạt kinh tế và thương mại, bao gồm cả việc các nước khác cũng bị cấm bán các loại hàng hóa cao cấp cho Triều Tiên.

Chủ tịch Kim Jong-il
Chủ tịch Kim Jong-il

Tiếp tục đọc

Nguyên Chủ tịch Quốc hội khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị

Tác giả: Thu Hà – Tuần Việt Nam

Ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TƯ, Chủ tịch Quốc hội khóa XI tiếp tục chia sẻ góc nhìn của mình xung quanh việc chuẩn bị cho Đại hội XI. Ông bày tỏ mong muốn Đại hội XI chọn khuynh hướng đổi mới tư duy toàn diện và triệt để cả về kinh tế và chính trị để tạo tiền đề cho đất nước tiếp tục bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.

Các dự thảo văn kiện của Đại hội Đảng XI vừa được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân. Như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh: “Đây là một khâu rất quan trọng trong xây dựng Đảng về chính trị – vấn đề cốt tử của Đảng và là nhiệm vụ hàng đầu trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng”. Bằng cách chân thành lắng nghe và tiếp thu thực chất những ý kiến đóng góp của dân, Đảng sẽ cộng hưởng được trí tuệ của toàn dân tộc để lãnh đạo đất nước vượt lên trong một thời đại rất nhiều cơ hội nhưng cũng vô vàn thách thức.

Trò chuyện với Tuần Việt Nam, ông Nguyễn Văn An (nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Tổ chức Trung ương) đã chia sẻ nhiều ý kiến thẳng thắn xung quanh việc chuẩn bị cho Đại hội XI. Nhận mình là người sinh ra trong lòng chế độ, gắn bó máu thịt với chế độ, ông Nguyễn Văn An cho rằng cá nhân ông muốn nhân cơ hội này để nói những suy nghĩ của mình. Ông mong muốn thông qua cuộc trò chuyện này, chia sẻ những suy nghĩ, góc nhìn riêng của một đảng viên và một công dân bình thường với nguyện vọng để Đảng có chủ trương đổi mới toàn diện và triệt để hơn, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân hơn; để những giá trị cao đẹp của Nền Dân chủ Cộng hòa, của Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ngày càng được thể hiện trong cuộc sống sinh động như di nguyện của Bác Hồ.

Suốt cuộc trò chuyện, ông An nhiều lần nhấn mạnh, góc nhìn của ông đôi chỗ có thể “khó nghe” hoặc cần phải tranh luận thêm, nhưng với trách nhiệm Đảng viên, trách nhiệm công dân, ông cứ mạnh dạn đưa ra, như một sự xới xáo vấn đề trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, tôn trọng những ý kiến khác biệt mà Đảng luôn kêu gọi.

Ông luôn nhắc đi nhắc lại rằng, nhận thức là một quá trình. Nhận thức của ông cũng thay đổi theo đường lối đổi mới của Đảng và sự phát triển của thế giới. Ông cũng luôn khẳng định phần trách nhiệm của mình về những nhận thức và việc làm còn nhiều hạn chế và yếu kém của ông khi còn đương nhiệm.

Thưa ông Nguyễn Văn An, các văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XI vừa được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân, vừa rồi ông có tham gia ý kiến gì không?

Ông Nguyễn Văn An: Tôi đã có rất nhiều cơ hội tham gia ý kiến trực tiếp với một số hội nghị do Bộ Chính trị tổ chức, góp ý trực tiếp với nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương và một số địa phương. Hôm nay với tư cách là một đảng viên, một công dân bình thường, tôi chỉ phát biểu vài vấn đề chung, vì văn kiện thì có nhiều vấn đề lớn rất quan trọng.

Trong rất nhiều vấn đề quan trọng đó, lần này tôi chỉ tập trung nhấn mạnh hai vấn đề có ý nghĩa lý luận – thực tiễn cốt yếu, đó là: Vấn đề sở hữu và thành phần kinh tế; vấn đề xây dựng Đảng, đặc biệt là dân chủ trong Đảng, trong xã hội, đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ cách nhìn thế nào, cách nhận thức thế nào,… từ đó sẽ đi tới những ý kiến khác nhau, đó cũng là điều dễ hiểu. Nhất là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Đại hội XI sẽ lắng nghe và chắt lọc như thế nào? Đó mới là khâu quyết định.

Dư luận trong Đảng và trong xã hội hiện đang có ít nhất hai khuynh hướng:

– Về cơ bản vẫn giữ cái khung các dự thảo văn kiện như hiện nay. Cụ thể, Cương lĩnh 2010 vẫn giữ khung cơ bản của Cương lĩnh 91 như dự thảo, có bổ sung sửa đổi đôi chút, hoặc thêm bớt, hoặc đảo từ,… chủ yếu bây giờ là đi vào nhân sự thôi.

– Hoặc, Cương lĩnh 2010 phải vượt qua cái khung cơ bản của Cương lĩnh 91 như dự thảo, để xây dựng một Cương lĩnh 2010 mới đáp ứng yêu cầu của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới toàn diện, triệt để, cả kinh tế và chính trị, tức là hoàn thiện ở mức độ cao hơn, mức độ SỬA LỖI HỆ THỐNG.

Tôi mong muốn Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, mong muốn Đại hội XI chọn khuynh hướng thứ hai, khuynh hướng SỬA LỖI HỆ THỐNG, khuynh hướng đổi mới tư duy toàn diện và triệt để, cả kinh tế và chính trị thì chúng ta mới khắc phục được lỗi hệ thống, vì chúng ta mắc lỗi hệ thống mà chúng ta chỉ chỉnh sửa theo khuynh hướng thứ nhất thì chúng ta không ra khỏi lỗi hệ thống được.

Đại hội XI chưa làm được như vậy thì đến đại hội XII, vì “ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay“, và Đại hội XII bắt đầu từ Đại hội XI.

Nhiều nhà nghiên cứu lý luận khoa học đã đề cập đến lỗi hệ thống, song nhiều người thường ngại ngần, né tránh, mỗi khi bàn tới cụm từ LỖI HỆ THỐNG có lẽ vì ngại động chạm vào cái thiêng liêng nhất, vào điểm cơ bản trên đường đi của cách mạng Việt Nam. Ông, có thể mô tả lỗi hệ thống một cách dễ hiểu nhất như thế nào?

Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình và đã được cuộc sống kiểm nghiệm là chưa phù hợp với thời đại ngày nay. Lâu nay chúng ta thường mới nói tới cái lỗi của mô hình thôi.

Có lẽ, lỗi hệ thống rõ ràng nhất, cụ thể nhất, toàn diện và triệt để nhất chủ yếu là từ khi chúng ta chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo mô hình của Cộng hòa Xô Viết – một mô hình rất xa lạ với những mô hình và lý thuyết phổ quát. Mà mô hình của Cộng hòa Xô Viết thì lại bắt nguồn từ những lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin.

Tôi chỉ là người làm thực tiễn nên chỉ có thể đề cập đến vấn đề này từ góc độ thực tiễn. Đề nghị Hội đồng lý luận Trung ương, các Trung tâm nghiên cứu Khoa học giúp Đảng và Nhà nước ta làm rõ vấn đề này.

Tôi chỉ đề cập vài vấn đề về kinh tế và chính trị mà tôi cho là đã rõ, nhiều người đã cảm nhận được từ thành quả của công cuộc đổi mới của nước ta do Đảng ta lãnh đạo, từ sự sụp đổ của các đảng cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô (cũ), từ sự đánh giá về thời đại ngày ngay,…

Ông Nguyễn Văn An. Ảnh: Phạm Hải.

Tiếp tục đọc

Chuyện tiếu lâm ở Bình Phước: Ngưng họp HĐND để dự lễ khởi công

Ngày 7.12.2010, các đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Bình Phước đã tạm ngưng buổi họp để đi dự lễ khởi công một dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ. Việc ngưng họp nữa chừng được các đại biểu HĐND tỉnh thông qua.

Ông Nguyễn Tấn Hưng, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND phát biểu khai mạc kỳ họp. Ảnh: website HĐND BP

Sáng 7.12, bước sang ngày làm việc thứ hai của kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Bình Phước khóa VII, các đại biểu HĐND tỉnh này đã tạm ngưng buổi họp để đi dự lễ khởi công dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 13.

Việc ngưng họp nữa chừng (họp trong các ngày 6,7,8) là chủ trương của Thường trực HĐND tỉnh và đã được các đại biểu HĐND tỉnh thông qua trong buổi sáng ngày 6.12. Tiếp tục đọc

Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng

Tác giả: Nguyễn Văn An

“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, dân làm chủ là cơ chế gồm ba chủ thể có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng, không ai làm thay ai, không ai quyết thay ai. Nếu Đảng làm thay, quyết thay thì Nhà nước và dân sẽ trở thành hình thức, hữu danh vô thực, người ta sẽ có cảm giác Đảng là vua. Không phải là một ông vua như thời phong kiến mà là vua tập thể thời CH XHCN”.

LTS: Theo ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội và Trưởng ban tổ chức Trung ương: “Dân chủ trong Đảng gắn với dân chủ trong Dân, trong Xã hội sẽ tạo ra sự đồng thuận, ý Đảng lòng Dân sẽ là một. Dân chủ có lãnh đạo đúng đắn, không ai làm thay ai đó chính là cội nguồn sức mạnh cho dân tộc, là sự sống còn của Đảng và chế độ”. Đây cũng là nội dung chính trong bài viết ông vừa gửi tới Tuần Việt Nam với tựa đề: Bàn về tính Dân tộc và Dân chủ của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Những nội dung chính trong bài viết này đã được ông Nguyễn Văn An chia sẻ tại lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hồi trung tuần tháng 11.

Ông bộc bạch: góc nhìn của ông trong bài viết này, đôi chỗ có thể “khó nghe” hoặc cần phải tranh luận thêm, nhưng vì trách nhiệm đảng viên, trách nhiệm công dân, ông cứ mạnh dạn đưa ra như một sự xới xáo trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, tôn trọng những ý kiến khác biệt mà đảng luôn kêu gọi.  Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết này để quí vị độc giả cùng suy ngẫm và tranh luận cùng ông.

>> Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp
>> “Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới”

Tính dân chủ của MT DTTN Việt Nam còn rất yếu so với tính dân tộc

Dân chủ là mục tiêu nền tảng, là quốc hiệu của Việt Nam: “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, song tính dân chủ còn yếu hơn rất nhiều so với tính dân tộc.

Năm 1945, khi còn nhỏ, tôi đã hát khản cổ câu hát “Tiến lên nền dân chủ cộng hoà” trong bài hát “Diệt phát xít” của ông Nguyễn Đình Thi. Cũng như nhiều người, hồi đó tôi chưa hiểu về khái niệm thế nào là nền dân chủ cộng hoà, mặc dù đó là quốc hiệu của chúng ta.

Nhiều ý kiến cho rằng Mặt trận Dân tộc Thống nhất nước ta có hai tính chất cơ bản là tính dân tộc và tính dân chủ. Trong đó, tính dân tộc xuyên suốt, nổi trội và trở thành một đặc trưng cơ bản của Mặt trận, nó là truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam ta đã được rèn luyện trong đấu tranh chống địch họa và thiên tai. Thế còn tính dân chủ thì sao? Nó còn quá mới mẻ với Việt Nam? Có lẽ đây là ý kiến cần được xem xét, nghiên cứu nghiêm túc, vì nó mang ý nghĩa sâu sắc, quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.

Để làm rõ vấn đề này, hãy trả lời câu hỏi: Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng gì? Ai cũng có thể trả lời dễ dàng: Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nên Mặt trận phải có cả hai tính chất vừa là dân tộc, vừa là dân chủ. Đương nhiên Đảng ta cũng có cả hai tính chất đó và Nhà nước ta cũng không thể thiếu hai tính chất này.

Nếu xem xét tính dân tộc và tính dân chủ ở cả hai giai đoạn Cách mạng dân tộc dân chủ và Cách mạng XHCN thì chúng ta dễ nhận thấy rằng, tính dân tộc ở cả hai giai đoạn đó đều nổi trội hơn tính dân chủ. Tính dân chủ ở Việt Nam còn mới mẻ vì dân tộc ta bị sống trong đêm dài phong kiến, nô lệ quá lâu so với nhiều nước ở phương Tây.

“Dân quyết” là thực chất của tính Dân chủ.

Tiếp tục đọc

HĐND Hà Nội sẽ “mổ xẻ” nhiều vấn đề của Đại lễ

Dự kiến hỳ họp 22 HĐND TP Hà Nội diễn ra từ ngày 6 – 10/12, sẽ xem xét báo cáo nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có đánh giá công tác tổ chức và hoạt động chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Dự kiến sẽ có nhiều vấn đề liên quan đến Đại lễ được bàn tại kỳ họp 22 HĐND TP.

Chiều 3/12, trong buổi họp báo trước kỳ họp, ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ tịch thường trực HĐND TP Hà Nội cho biết, kỳ họp 22 HĐND TP dự kiến sẽ xem xét để thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó có nhiệm vụ KT-XH, an ninh quốc phòng, khung giá đất năm 2011; Nghị quyết về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung một số quy định thu phí, lệ phí áp dụng trên địa bàn… Tiếp tục đọc

Vinashin chỉ là chuyện quá ư nhỏ nhoi

Tác giả: Vũ Cao Đàm

imageCách đây không lâu, khi câu chuyện Vinashin sốt lên trên diễn đàn Quốc hội và ngay cả trên trang Bauxite Việt Nam, nhạc sỹ Tô Hải đã cảnh báo trên trang blog của mình rằng, các nghị sỹ coi chừng lạc hướng.

Ngay sau bài viết của cụ Tô Hải, trên Bauxite Việt Nam có bài hưởng ứng của hai tác giả Đâu Chăng Tá và Hy Tuệ, viết dưới dạng hơi hài một chút trong mục Thư giãn chủ nhật, nhưng khẳng định: Nhạc sỹ Tô Hải đã đúng. Lão cựu chiến binh, nhạc sỹ Tô Hải, tác giả bản hợp xướng bất hủ, từng làm rung động trái tim của cả triệu con người, Tiếng hát biên thùy, đã than rằng, các nghị sỹ đã kêu ca về chuyện ăn cắp vặt trong nhà, nhưng quên mất sự hiện diện của trái bom đặt trên nóc nhà chờ phút khai hỏa. Ngoài bài báo của Đâu Chăng Tá và Hy Tuệ, tôi chưa phát hiện thấy bài nào quan tâm tới lời cảnh báo của ông già chí sĩ Tô Hải ở tuổi bát tuần có dư này

Câu chuyện Vinashin đang được làm rõ. Tôi đặt tình huống như thế này cho dễ trao đổi: Cứ giả sử rằng món nợ không thể trả được của Vinashin hoàn toàn đúng như đã nêu trên công luận, và khoản tiền hơn tám mươi ngàn tỷ đồng kia đã được tuồn vào tài khoản của một nhóm lợi ích nào đó, thì tôi vẫn cho rằng đó vẫn là chuyện rất nhỏ so với nhiều sự kiện lớn lao nghiêm trọng khác, mà chúng ta mong mỏi các nghị sỹ Quốc hội sẽ quan tâm. Tiếp tục đọc

Chuyện lạ: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận xin từ chức

ông Huỳnh Tấn Thành, chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận

Ngày 1-12, phát biểu sau phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh Bình Thuận khóa 8, ông Huỳnh Tấn Thành, chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, cho biết đã tự nguyện nộp đơn xin thôi giữ chức chủ tịch UBND tỉnh.

Ông Thành cũng tự đánh giá những việc làm được, chưa được trong gần mười năm trên cương vị chủ tịch UBND tỉnh của mình.

Đầu năm 2010, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã công bố thi hành kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng đối với ông Thành về những khuyết điểm trong việc thiếu kiểm tra, giám sát, để UBND tỉnh giải quyết giao đất một số dự án không đúng quy định. Trong đó có vụ giao hơn 50.000m2 đất thuộc dự án cảng vận tải Phan Thiết cho Công ty TNHH thép Trung Nguyên không đúng quy định. Tiếp tục đọc

Khai thác bôxit muốn dừng cũng phải theo luật

Ngày 30-11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tiếp xúc cử tri các quận Cầu Giấy, Ba Đình (Hà Nội). 8/12 ý kiến cử tri khi phát biểu đã đề cập câu chuyện ở Vinashin và cho rằng cử tri rất quan tâm đến kết quả xử lý cuối cùng.

Cử tri Nguyễn Quang Vinh (P.Mai Dịch) đề nghị: “Cần có kết quả trước đại hội Đảng để đảng viên và nhân dân được biết, làm cơ sở để lựa chọn được người tài cho Đảng”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (giữa) trao đổi với cử tri các quận Ba Đình, Cầu Giấy – Ảnh: LÊ KIÊN

Tiếp tục đọc

Khu trọ “vọng phu”

Cảnh nữ công nhân ôm con chờ người yêu, chờ chồng là hình ảnh thường thấy ở các khu nhà trọ. “Mỗi khu nhà trọ đều có 1-2 nữ công nhân có con bị người yêu hoặc chồng bỏ rơi” – một cán bộ phụ nữ ở Bình Dương cho biết

> Nhức nhối nạn vứt bỏ con

“Biết là ở chung với nhau là bị anh ấy đánh không thương tiếc, em hận nhưng vẫn chờ đợi. Giống như em mắc nợ anh ấy vậy. Vừa rồi, em ôm con lặn lội xuống Vũng Tàu tìm anh ấy nhưng không gặp, uổng 500.000 đồng chi phí” – chị N.T.T.P, người lớn tuổi nhất trong khu phòng trọ công nhân (CN)  bên hông KCN Đại Đăng – Bình Dương, vừa kể vừa khóc.   Cùng khu trọ với chị P. còn có 4 cô CN khác cũng đều sống cảnh ôm con chờ kẻ phụ tình.

Hai nữ công nhân đơn thân nuôi con

Nạn nhân của “họ Sở”

Phải nhờ đến chị Bùi Thị Thanh Phương, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương, dẫn đi, tôi mới tiếp cận được những CN ôm con chờ chồng trong khu phòng trọ bên hông KCN Đại Đăng.   Tiếp tục đọc