Doanh nghiệp ‘xin’ tài trợ xây cầu, địa phương ‘khinh’ không nhận

Tác giả: Hoàng Hường

Các nhà hảo tâm đánh tiếng sẵn lòng góp sức xây cầu cho các ‘chim sáo’ qua sông tìm chữ. Thế nhưng, thái độ của lãnh đạo huyện Đông Giang lại như ngược chiều với bầu nhiệt huyết đang sôi của họ.

Phát ngôn&Hành động: Cái khôn- cái họa- cái sợ- cái dại và…

“Dân cần nhưng quan không vội

Trong phóng sự ra ngày 9/10 của báo Tuổi Trẻ, hình ảnh những đứa trẻ thôn Phú Mưa, xã Jơ Ngây, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam hàng ngày phải dắt díu cõng nhau lội qua sông đến trường đã gây xúc động mạnh cho độc giả. Tuần Việt Nam đã ví như đàn ‘chim sáo qua sông’ khi đề cập đến câu chuyện trên bài Phát ngôn & Hành động ngày 15/10.

Hình ảnh gợi nhớ lại cảnh những người dân đu dây ‘bay qua sông’ Poko của người dân huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) vài tháng trước. Sau khi những ‘người bay’ xuất hiện trên phương tiện truyền thông, nhiều nhà hảo tâm cùng một số cơ quan báo chí đã đứng ra quyên góp xây được 4 cây cầu qua sông Poko cho người dân.

Tương tự, bài phóng sự ‘chim sáo sang sông’ của Tuổi Trẻ ngay lập tức nhận được sự quan tâm của dư luận, các nhà hảo tâm cũng đánh tiếng sẵn lòng góp sức xây cầu cho các ‘chim sáo’ qua sông.

Thế nhưng, thái độ của lãnh đạo huyện Đông Giang lại như ngược chiều với bầu nhiệt huyết đang sôi của họ.

Sang sông… tìm chữ.

Tiếp tục đọc

TIN KHỦNG: CHÂU ÂU CÓ KHẢ NĂNG SẼ BỊ HỦY DIỆT VÀO NĂM 2013

Người dịch: PHẠM VIẾT ĐÀO

Telegraph vừa đưa tin: Các nhà khoa học vừa dự đoán về một thảm họa có thể xảy ra: một vụ nổ của mặt trời vào năm 2013 tại khu vực châu Âu.Trong một cuộc họp báo Tiến sĩ Richard Fisher đã thông báo: sẽ có vụ va chạm của những tia sóng điện từ với một mức độ không thể lường định được. Rất nhiều nhà nghiên cứu cho biết ‘ “ “ vụ nổ mặt trời “ sẽ xảy ra vào năm 2013 khi mà trái đất có thể bị tiếng nổ cực mạnh này xô vào.“ Khu vực xảy ra vụ nổ sẽ dẫn tới bị mất điện kéo dài. Sóng điện tử này sẽ lan tỏa điên cuồng như ánh chớp…” Đó là ý kiến của Tiến sĩ Richard Fisher.Theo các nhà khoa học Anh, vụ nổ mặt trời sẽ rất mạnh có thể phá hủy toàn bộ hệ thống thông tin và gây hậu quả khủng khiếp đối với con người; nó có sức công phá mạnh tương đương với 100 quả bom Hidrogen…Theo các nhà khoa học thì nếu vụ nổ mặt trời này gần quả đất thì rất nhiều quốc gia sẽ bị hủy diệt. Trong một cuộc họp báo Tiến sĩ Liam Fox đã thông báo: Nước Anh, Bắc Triều Tiên, Iran có thể có khả năng hứng chịu thảm họa này.Vào năm 2013 vụ nổ mặt trời sẽ va chạm với trái đất và rất khủng khiếp; nó sẽ hủy diệt toàn bộ các vệ tinh do con người phóng lên vũ trụ và các con tàu thám hiểm không gian. Tiếp tục đọc

Đám cưới đầy hoa và nước mắt

Chỉ 8 ngày trước lễ cưới, cô gái 22 tuổi ở Trung Quốc bị kẻ cướp đột nhập vào nhà giết chết. Tuy nhiên, chú rể si tình vẫn tổ chức lễ cưới cạnh thi hài cô dâu.

Lễ cưới đặc biệt thấm đẫm nước mắt diễn ra vào ngày 4/2 tại huyện Bình Hòa, thành phố Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến. Cô dâu Lô Yến Nga mặc váy cưới nằm trong quan tài pha lê giữa rất nhiều bó hoa chúc mừng. Chú rể Trang Hoa Quý, 26 tuổi, mặc vest đen, ôm ảnh cưới của người vợ yêu thương đã mất.

Lễ cưới đẫm nước mắt giữa rất nhiều bó hoa tươi.

Bạn bè và người thân không cầm nổi nước mắt khi chứng kiến lễ cưới cũng là lễ tang này. Giấc mơ về một đám cưới với xe hơi, váy trắng và những bó hoa đẹp của cô gái trẻ đã trở thành hiện thực. Nhưng không ai tưởng tượng được rằng cái ngày hạnh phúc ấy, cô dâu phải nằm trong quan tài lạnh. Tình yêu của người sống và người chết giờ phải chia lìa. Tiếp tục đọc

Ngà voi nhổ rồi không mọc lại nữa

Ama Kông

Ama Kông bỏ lại đằng sau vương quốc núi rừng vùng vẫy một đời…

Trưa một ngày đầu tháng ba 2009, tại Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc, cách biên giới Campuchia và Lào chừng vài chục cây số, một cụ già được một phụ nữ trẻ đỡ cánh tay, lọm khọm bước lên chiếc xe du lịch màu trắng.

Ông cụ 98 tuổi mặc quần soọc, mình trần, lưng còng. Cụ nhắm mắt, đôi mi mắt mỏng tang, đuôi mắt ngấn lệ. Trời nắng chói mắt, hay cụ không giấu nổi xúc động trong lòng?

Người phụ nữ đùa, như nói với một đứa trẻ : “Bộ già muốn khóc hả?”. Cụ già lên xe đi Buôn Mê Thuột để sống ít lâu với một người con trai.

Cụ chính là Ama Kông, dũng sĩ săn voi và dạy voi huyền thoại mà tiếng tăm đã vượt qua biên giới Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan từ ngày cụ dâng tặng voi trắng cho những quốc vương.

Những công ty du lịch Tây Nguyên ngày nay đua nhau sử dụng hình ảnh cụ.

Hàng trăm cửa hiệu ở Tây Nguyên và những nơi khác bầy bán thuốc cường dương bổ thận mang tên Ama Kông, quảng cáo được làm bằng bốn loại cây cỏ mà loài voi ưa tìm ăn.

Chất phác, không biết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cụ không nhận được một xu tác quyền. Kinh doanh bất chính đã lan tràn tận Tây Nguyên, cướp đoạt không thương tiếc.

Chưa hết, bà Ami Lĩnh, 70 tuổi, con gái của cụ, giữa hai miếng bã trầu đỏ quạnh nhổ lọt trúng khe hở giữa hai tấm ván sàn nhà, còn tiết lộ cho tôi biết là vết thương chưa rút chỉ khâu trên lòng bàn tay trái của cụ là dấu tích nhát rựa mà của bà vợ ‘út ‘ 43 tuổi, trước đó mấy ngày đã chém vào.

Chứng tỏ một sư tử Hà Đông còn đáng gờm hơn cả trăm thớt voi, nhất là trong chế độ mẫu hệ. Tóm lại, Ama Kông đang trải qua một thời kì không vui cho lắm và cũng không mấy vinh quang.

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy nét mặt của cả một vùng đất bị xâm phạm, biến dạng và đánh mất bản sắc…

André Menras

Là trưởng lão của một gia đình năm thế hệ, có khoảng hai mươi người con, 43 người cháu, 27 chắt, 5 chít… săn bắt và thuần hoá được gần ba trăm con voi, thế nhưng nay trông dáng cụ phải cúi đầu rời rừng lên thành phố.

Cụ bỏ lại đằng sau vương quốc núi rừng vùng vẫy một đời, để chịu đựng những âm thanh dị kì, chát chúa, với mùi khói xăng xốc óc, ánh đèn ma quái và những bức tường của thành phố xa lạ.

Cụ ra đi. Và có thể cụ sẽ trở về, nhưng tôi sẽ không bao giờ hỏi cụ những câu hỏi mà tôi đã chuẩn bị kĩ trước khi gặp. Hình như một cuộc hẹn lỡ làng…

Lỡ hẹn với thiên nhiên

Từ năm 1969 đến nay, tôi chưa trở lại thăm vùng này trên chiếc xe gắn máy, trong đầu óc tôi còn giữ nguyên những hình ảnh hoang tàn, chết chóc.

Hàng trăm hecta cây cối trụi lá, khẳng khiu quằn quại như những bộ xương khô, nâu nâu hay xám xịt.

Hàng chục hecta đất bị những xe ủi khổng lồ của quân đội Hoa Kỳ cày xới, hoang hoá để ‘khai quang’ vành đai chung quanh những căn cứ quân sự…

Nay, đúng là đâu đâu tôi cũng thấy tận mắt sức sống sôi nổi, trong cơn sốt xây dựng tràn trề sức trai bạo liệt.

Dọc đường, không có đoạn nào không có nhà cửa đang xây. Xe ben, xe lăn, xe ủi đất nhiều hơn cả những cột cây số.

Những đoạn đường mới toanh vừa hoàn thành, thênh thang, phẳng phiu.

Nhân Cơ, nơi sẽ có công trình khai thác bauxite

‘Suối đỏ lựng như dòng máu tuôn chảy từ thân thể một vùng đất bị tử thương như ở Nhân Cơ’

Nhưng biết bao đoạn khác còn đang là những công trường, và bấy nhiêu cuộc hẹn lỡ dở đối với những giá trị của văn hoá và văn minh.

Đường sá đã trở thành một chiến trường mà trên đó quy luật giao thông duy nhất là : kẻ yếu muốn sống còn phải lép vế kẻ mạnh; tài xế xe đò và xe tải tác oai tác quái như những tên sát nhân hung bạo, phóng nhanh, bóp còi inh ỏi, bất chấp những chiếc xe máy tội nghiệp đi ngược chiều đã phải chạy dẹp sang bên lề đường chưa được gia cố.

Trên đường đi từ Buôn Mê Thuột về Đắc Nông, tôi phải trải qua không biết bao nhiêu giờ phút kinh hoàng lẫn phẫn uất.

Bất luận thế nào, từ nay đối với tôi Tây Nguyên không còn là ‘vùng sâu vùng xa’ nữa rồi.

Không đủ thời gian và thiếu thông tin, hẳn tôi đã đi qua mà không biết rất nhiều thắng cảnh.

Song có một điều chắc chắn: cả vùng Tây Nguyên đang biến đổi theo một vận tốc chóng mặt.

Đồi xanh trở thành đồi trọc, mặt đất nhiều nơi hoang hoác như trên mặt trăng.

Dưới thung lũng, sông suối đỏ lựng như dòng máu tuôn chảy từ thân thể một vùng đất bị tử thương như ở Nhân Cơ, Gia Nghĩa tỉnh Đắc Nông.

Dân số người Kinh áp đảo dân số các sắc tộc bản địa đang sống lay lắt, như những cây rừng bị bứng rễ.

May mắn cho tôi, có một cuộc hẹn tình cờ rất thú vị tại thị xã Kontum với nhà văn Nguyên Ngọc, tác giả tác phẩm nổi tiếng ‘Đất nước đứng lên’ mà nhân vật chính là anh hùng Núp.

Là người Kinh nhưng với những hiểu biết sâu sắc về lịch sử, văn hoá, phong tục, tâm lý người dân tộc thiểu số, môi trường, thậm chí linh hồn Tây Nguyên của ông, tôi nghĩ Nguyên Ngọc là một Già làng thứ thiệt.

Nguyên Ngọc và André Menras

Nhà văn Nguyên Ngọc kể chuyện Tây Nguyên cho nhà giáo Pháp André Menras

Là thầy giáo nhưng ông không ngừng tự học mỗi ngày.

Đi nhiều với sự dẻo dai hiếm có của một ‘già làng’ 77 tuổi, ông đã từng lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ nền văn hoá xã hội quí báu, độc đáo của thiên nhiên và lịch sử con người vùng ấy khi nó bị đe doạ bởi quyết tâm vô tâm của con người.

Tới đây, tôi phải nói thực lòng: trong chuyến đi ngắn ngày, tôi đã nhiều lần nhìn thấy nét mặt của cả một vùng đất bị xâm phạm, biến dạng và đánh mất bản sắc.

Vùng đất ngày hôm qua còn là cái mái nhà của toàn bộ bán đảo, hiên ngang, độc đáo, huyền bí mà bao dung, tự trọng và được kính trọng, nay đang trở thành cái bậc tam cấp lè tè, vất vưởng trước bốn phương gió chướng.

Ảo ảnh giàu sang dễ dàng đấy, nhưng chắc chắn phù du?

Viễn cảnh lợi nhuận kếch sù cho một số người, cho tất cả hay cho những ai?

Mục đích của tôi không phải là trả lời những câu hỏi ấy. Sớm muộn tương lai sẽ trả lời !

Tôi chỉ muốn nói, như Ama Kông, rằng ngà voi, một khi nhổ đi rồi, sẽ chẳng bao giờ mọc lại.