Vụ dấu giá từ thiện ảo: Bộ “tứ linh hội tụ” có giá chưa đến 20 triệu đồng?!

Những ngày qua, thông tin về ông Võ Ngọc Hà (SN 1978) – chủ nhân bộ “Tứ linh hội tụ” và câu chuyện đấu giá từ thiện với số tiền kỷ lục “ảo” đăng tải tràn ngập trên các báo. Ông Hà đã kể lại hành trình khá ly kỳ khi đi tìm bốn tứ linh “long, lân, qui, phụng” (Báo CATP đã có bài phản ánh) và cho rằng mình là nạn nhân của vụ đấu giá từ thiện này. Thế nhưng, qua tìm hiểu của PV Báo CATP, một sự thật đã được phơi bày. Chuyện đi tìm bảo vật chỉ là bịa đặt. Ông Hà đã bỏ tiền ra mua bốn “linh vật” với giá rẻ bèo… để rồi sau đó dàn dựng “đấu giá từ thiện” được 47 tỷ đồng ảo!

LỪA DỐI… TRẮNG TRỢN!
Trong một cuốn sổ tay nhỏ, gọn được in với hai thứ tiếng (Việt, Anh), chủ nhân bộ tứ linh Võ Ngọc Hà đã trau chuốt từng lời khi kể lại hành trình gian nan, thấm đẫm màu sắc ly kỳ, huyền bí khi đi tìm bốn linh vật. Ròng rã suốt năm năm trời, ông Hà mới tìm đủ bộ long, lân, quy, phụng bằng gỗ lũa, hoàn toàn do thiên tạo. Nào là bỗng nghe tiếng chim hót rất lạ, nào là mơ thấy một con rồng trắng… nghe rất hoang đường.

Tiếp tục đọc

Chuộng ngoại: Căn bệnh nan y

Ngày 26/11 vừa qua, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã phải ra công văn để “hãm phanh” việc cấp dưới ông, các “công bộc của dân” liên tục có các tờ trình, đề xuất đi công tác nước ngoài.

Thực chất việc đi công tác nước ngoài của lãnh đạo sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã của Thủ đô đã xây dựng kế hoạch đến hết năm 2010. Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo: “Chỉ xem xét, giải quyết các trường hợp đã có trong kế hoạch, có bố trí ngân sách từ đầu năm hoặc theo nhiệm vụ cấp bách hay yêu cầu của trung ương, thành phố”.

Như vậy, những chuyến xuất ngoại bị “tuýt còi” kia liệu có nằm trong kế hoạch, có để giải quyết “nhiệm vụ cấp bách” không thì ai cũng hiểu. Nhưng việc họ xin xuất ngoại để làm gì, nó cần thiết như thế nào, chỉ có từng người trong cuộc mới biết hết.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo. (Nguồn: Internet)

Tiếp tục đọc

VietNam Idol bị tố dàn dựng kịch bản

Sau vụ lùm xùm từ clip nói tục của thí sinh Đức Anh và hành động chơi xấu của Đăng Khoa, hậu trường VietNam Idol năm nay tiếp tục nóng bởi những chuyện đồn đoán nhạy cảm khác.
Vụ lùm xùm gây nhiều tranh cãi về đoạn băng chửi bậy và thủ phạm chơi xấu của các thí sinh Idol đã mang đến cho cư dân mạng một cái nhìn khác về chân dung của những người đang nuôi mộng trở thành thần tượng âm nhạc của giới trẻ. Qua nhiều bình luận trên các diễn đàn, chân dung những người… sắp nổi tiếng trở nên méo mó so với hình ảnh lung linh, hoàn hảo trên sân khấu. Thêm vào đó, chuyện hậu trường của VietNam idol năm nay tiếp tục nóng bởi những lời đồn đoán về kết quả được cho là ban tổ chức đã dàn dựng sẵn.


Đức Anh đang cố gồng gánh bài hát chờ vé vớt trong đêm chung kết gala 5.

Tiếp tục đọc

Xóa cảnh “làm khó để ló ra tiền”

Tác giả: Diệp Văn Sơn

Cơ chế không minh bạch, chồng chéo chức năng thẩm quyền, trách nhiệm tập thể cá nhân không rõ ràng, công chức lương không đủ sống … là nguyên nhân chủ yếu dễ đưa đến nạn nhũng nhiễu, thường gọi là “làm khó để ló ra tiền”.

Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn riêng của TS Diệp Văn Sơn, chuyên gia cải cách hành chính.

Giữ quyền lực nhưng không có năng lực

Còn nhớ tại Hội nghị triển khai công tác tổ chức nhà nước năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Nội vụ khẩn trương nghiên cứu các chính sách về đãi ngộ nhằm khuyến khích công chức, viên chức nhà nước đi sâu vào chuyên môn, không nên khuyến khích công chức, viên chức phấn đấu để có chức vụ cao trong bộ máy hành chính.

Thế nhưng, thực tế, thang lương chưa thể hiện rõ sự công bằng trong đãi ngộ lao động, ít khuyến khích tài năng, ít đột xuất, thường cứ “đến hẹn lại lên “, dựa trên cấp bậc chính quyền.

Khỏi cần nhắc lại cũng thấy rằng thang bảng lương trước đây hầu như xây dựng dựa trên cấp bậc chính quyền, cấp bậc hành chính. Điều này vô hình trung khuyến khích công chức phấn đấu đạt được các chức vụ.

Công chức lo ghế. Ảnh: An ninh Thủ đô

Tiếp tục đọc

Phản cảm clip “tắm tiên” ở hồ Gươm

Cộng đồng mạng đang xôn xao về đoạn video clip trong vòng 1 phút về một cô gái “tắm tiên” tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội). Trên các mạng xã hội, đông đảo bạn trẻ tỏ ra phẫn nộ và lên án hình ảnh xấu xí đó.

Trong clip, hình ảnh cô gái tắm được quay vào buổi tối. Phía sau cô gái còn có một hai người nữa. Hậu cảnh của đoạn clip quay được thấy rất rõ cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn và phía xa là biểu tượng hồ Gươm rực rỡ sắc màu, điểm đặc biệt về màu sắc và ánh sáng chỉ có trong dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Có thể thấy rất rõ hình ảnh cô gái cởi áo ngoài, áo trong và vô tư khỏa nước lên thân và… kỳ cọ cùng lời bình phẩm của người quay. Tiếp tục đọc

Hương Lan – Tuấn Vũ và Đặng Thái Sơn

Sự cảm thụ, trình độ cảm thụ âm nhạc của mỗi người khác nhau. Mỗi dòng nhạc đều có một đối tượng khán giả riêng. Quan trọng nhất là xây dựng một nền âm nhạc có chất lượng, có sức sống với thời gian, thể hiện được cái hay, cái đẹp.

Trần Minh Quân

Dòng nhạc bác học rất kén khán giả?

Nền văn hóa của một quốc gia nói chung bao gồm rất nhiều yếu tố. Hiện nay định nghĩa về văn hóa vẫn chưa thống nhất, hiểu một cách ngắn gọn thì Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Theo nghĩa hẹp thì Văn Hóa dùng để chỉ văn chương và nghệ thuật, trong đó có đủ các bộ môn ca, nhạc, vũ, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, kịch trường, điện ảnh. Nghĩa  này được dùng khi nói tới một công trình văn hóa, tác phẩm văn hóa, trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, đêm văn hóa, trình diễn văn hóa, triển lãm văn hóa.

Vậy, để đánh giá trình độ văn hóa thấp hay cao, nếu xét riêng một khía cạnh âm nhạc thì đúng nhưng chưa đủ.

Trong âm nhạc, có thể phân chia ra những dòng nhạc khác nhau dựa trên những yếu tố khác nhau. Nếu dựa trên chiều dài lịch sử hình thành, có thể phân biệt dòng nhạc dân tộc (dân ca, dân gian) và dòng nhạc hiện đại. Nếu xét trên khía cạnh cảm thụ, đối tượng thưởng thức, có thể phân chia thành dòng nhạc quần chúng (bình dân) và dòng nhạc bác học.

Trở lại bài viết của Khi Đặng Thái Sơn không thể “địch” lại Hương Lan, Tuấn Vũ của tác giả Đặng Hữu Phúc. Tác giả so sánh sự hưởng ứng của khán giả đối với Đặng Thái Sơn và Hương Lan, Tuấn Vũ, và kết luận rằng: “sự kiện âm nhạc” nổi bật trong thời gian trước thềm Đại lễ lại là những đêm nhạc “Sến” của Hương Lan, Tuấn Vũ (!!!). Những chuyện này trước đây không thể xảy ra.

Sự so sánh này e rằng khập khiểng. Ta không thể so sánh Đặng Thái Sơn với Hương Lan, Tuấn Vũ, bởi lẽ theo định nghĩa ở trên thì Tuấn Vũ, Hương lan trình diễn loại âm nhạc bình dân, quần chúng, phù hợp với đại đa số người dân, ai cũng có thể nghe và hiểu được. Còn Đặng Thái Sơn đang trình diễn một loại âm nhạc bác học, mà đã là âm nhạc bác học thì không phải ai cũng thích xem, thích nghe và có thể cảm nhận hết cái hay, cái đẹp, cái bác học của nó.

Có một điều chắc chắn rằng Đặng Thái Sơn không bao giờ muốn mình là Hương Lan, Tuấn Vũ và ngược lại Hương Lan, Tuấn Vũ cũng sẽ không bao giờ trở thành Đặng Thái Sơn. Đặng Thái Sơn hay Hương Lan, Tuấn Vũ luôn có những khán của riêng mình. Đó là điều không cần bàn cãi.

Còn nhận định “chuyện này trước đây không thể xảy ra” cũng chưa chính xác. Sự ra đời dòng nhạc bình dân này cũng đã gắn liền và tiếp bước của dòng nhạc dân tộc, nó bình dân, mộc mạc, dễ đi vào lòng người và luôn có một lượng khán thính giả rất lớn thưởng thức và hâm mộ. Chỉ có điều, sự kiện Hương Lan, Tuấn Vũ được chào đón và hưởng ứng ngay tại Nhà Hát Lớn Hà Nội có đôi chút đáng bàn, bởi từ lâu, nơi đây thường gắn liền với những sự kiện âm nhạc lớn, mang tính bác học hơn là tính bình dân.

Nếu so sánh giữa những giá trị trong âm nhạc hiện đại nhằm đánh giá mức độ hiểu biết và trình độ cảm thụ âm nhạc, nên chăng hãy so sánh dòng nhạc “sến” của Hương Lan, Tuấn Vũ (theo tác giả Đặng Hữu Phúc) và dòng nhạc lãng mạn, tiền chiến của những tác giả nổi tiếng một thời như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Phạm Đình Chương, Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Nguyễn Văn Thương, Lê Thương, …

Nói một cách công bằng, thực trạng hiện tại vẫn luôn có một lượng lớn khán thính giả, nhất là khán giả trẻ, đang say mê một cách mù quáng, đang cổ vũ cuồng nhiệt cho một thứ nhạc thị trường “rác rưởi”, cho những nhạc sĩ trẻ với những bài hát không giống ai, hay nói đúng hơn là phản âm nhạc. Chính xu hướng ấy, những con người ấy từ nhạc sĩ sáng tác, đến ca sĩ thể hiện, người nghe loại nhạc này mới làm hoăn ố bộ mặt văn hóa âm nhạc Việt Nam. Đây mới là điều đáng suy nghĩ.

Trong bài viết Sao lại so Đặng Thái Sơn với Hương Lan, Tuấn Vũ? đăng trên Tuần Việt Nam ngày 05/09/2010, tác giả cho rằng “cảm nhận âm nhạc của người Việt Nam nói chung và cảm nhận âm nhạc của người Hà Nội nói riêng ngày càng đơn giản, dễ dãi. Nguyên nhân một phần do cơ chế thị trường. Những chủ thể đầu tư vào thị trường âm nhạc luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu, thị trường tự điều chỉnh có cầu thì cung sẽ đáp ứng tối đa và mặc dù kinh doanh mặt hàng đặc biệt là văn hóa nhưng cơ quan quản lý nhà nước không định hướng, kiểm soát mới dẫn tới thực trạng như hiện nay bởi đối tượng trẻ là đối tượng rất cần nhiều định hướng đúng đắn”. Đây chính là vấn đề. Thực trạng này ai cũng có thể nhìn thấy. Tuy nhiên, để nâng cao sự hiểu biết, bắt đi sự đơn giản, dễ dãi trong tư duy cảm thụ âm nhạc là một vấn đề lớn, cần có sự hợp sức của toàn xã hội, mà đâu tiên, hãy bắt nguồn từ những nhà quản lý. Sự quá dễ dãi trong cấp phép những tác phẩm âm nhạc phản âm nhạc trong thời gian qua đã tạo nên một bộ mặt nhếch nhác của nền âm nhạc Việt Nam hiện nay. Cần thiết phải rà soát lại những tác phẩm âm nhạc “rác rưởi” này nhằm làm sạch hơn môi trường âm nhạc, trả lại cho âm nhạc vẽ đẹp vốn có của nó.

Đó là vấn đề cấp bách, cần làm ngay. Để xử lý một cách căn bản, cần thiết nhất là việc hãy đào tạo ra một lớp nhạc sĩ phải hiểu biết cái đẹp, cái hay, có tâm, có năng lực, nhằm tạo ra những tác phẩm có chất lượng. Mặc khác, hãy định hướng nhu cầu thẫm mĩ trong khán giả, nhất là khán giả trẻ, đưa hẳn vào giảng dạy trong nhà trường.

Có một câu chuyện đơn giản mà đáng suy ngẫm về cảm nhận âm nhạc cần kể ra đây cho mọi người biết. Có một người nói rằng: Thời trẻ, ông hay dắt người yêu vào phòng trà nghe nhạc. Hơn ba năm sau, ông cũng dắt người ấy (nay là vợ) vào phòng trà nghe nhạc, cũng vẫn những bài hát ấy, nay nghe lại vẫn hay như ngày nào.

Sự cảm thụ, trình độ cảm thụ âm nhạc của mỗi người khác nhau. Mỗi dòng nhạc đều có một đối tượng khán giả riêng. Quan trọng nhất là xây dựng một nền âm nhạc có chất lượng, có sức sống với thời gian, thể hiện được cái hay, cái đẹp.

Nói rằng văn hóa đang xuống cấp, đó là thực trạng có thực. Tuy nhiên, nhìn vào sự kiện Hương Lan, Tuấn Vũ được chào đón tại Nhà Hát Lớn để đánh giá e rằng chưa chính xác, mà nên nhìn tổng quan về tình hình âm nhạc Việt Nam hiện nay thì sẽ công bằng hơn.

GS Nguyễn Ðăng Hưng hầu chuyện cùng nhà sử học Dương Trung Quốc

dtq

Tôi đã hai lần bày tỏ cảm nghĩ của tôi sau khi xem đoạn quảng cáo phim
“LÝ CÔNG UẨN – ĐƯỜNG TỚI THÀNH THĂNG LONG”, cảm nghỉ nóng trên blog Nguyễn Xuân Diệnlời bàn thêm trên blog của tôi, cảm nghĩ thứ hai lạnh hơn, chưa đăng tải trên các báo khác.

Tôi đã tưởng như vậy là quá đủ và hồi kết đã tới sau quyết định ngưng chiếu của cơ quan chức năng. Nhưng những lời bình luận của nhà sử học Dương Trung Quốc trên báo Sài Gòn Giải Phóng và một bài phỏng vấn của ông trên báo Lao Động Cuối Tuần đã gây ra nhiều phản ứng đặc biệt. Tôi thấy cần phải viết thêm những lời lời sau đây.

Trước hết tôi xin ghi lại nguyên văn dưới đây lời bàn trên blog của tôi để độc giả có thông tin chính xác. Bài viết hôm nay chỉ là những giải thích phát triển dựa trên cơ sở ấy.

Thứ đến xin thêm là ta nên tạo cùng nhau một không gian thảo luận lành mạnh trong sáng, tôn trọng tư cách người đối thoại, chính kiến và cá tính. Như vậy mới có được một văn hoá đối thoại văn minh để cùng nhau tiến lên tiếp cận sự thật và chân lý. Nếu không sẽ gây phản cảm cho người nghe, bạn đọc. Tiếp tục đọc

Bộ phim mới: Long thành cầm giả ca

Sự kiện bộ phim “Lý Công Uẩn – Đường Tới Thành Thăng Long” vẫn đang tranh cãi gây cấn, giờ đây đến bộ phim ” Long thành cầm giả ca”. Nhưng có một điểm khác, lần này do bác Đông A khởi xướng. Xin giới thiệu đến quý vị gần xa:

Long thành cầm giả ca

1. Long thành cầm giả ca là bộ phim lấy bối cảnh ngày xưa (thế kỷ 18) duy nhất trong số các bộ phim chào mừng Đại lễ Nghìn năm Thăng Long – Hà Nội. Tôi không gọi bộ phim này là phim lịch sử hay cổ trang. Bối cảnh của bộ phim là giai đoạn Lê-Tây Sơn-Nguyễn, đầy tao loạn của lịch sử. Đây là một giai đoạn tang thương, mà tương tự nó chỉ còn có ở thời hiện đại. Trước những biến động khôn lường của lịch sử thân phận con người trong những giai đoạn tao loạn như vậy thật mỏng manh, dễ bị thương tổn và đầy bất trắc. Đấy là những bối cảnh mà nghệ thuật có thể khai phá tới tận cùng sâu thẳm thân phận của con người. Đấy cũng là những bối cảnh mà nghệ thuật vì những lý do nào đó không thể khai phá được thân phận con người ở thời lịch sử hiện đại vừa qua có thể lấy chúng làm bối cảnh tương đồng để khai phá. Long thành cầm giả ca là thân phận của một ca nương trong thời tao loạn. Long thành cầm giả ca là cuộc đời của một thi bá Việt Nam – Nguyễn Du. Nhưng rất đáng tiếc, mặc dù thời lượng của bộ phim khá dài, khoảng hai tiếng đồng hồ, bộ phim quá hời hợt, chỉ lớt phớt minh họa được một chút giai đoạn đầy tao loạn đấy cùng với thân phận con người trong buổi tao loạn của lịch sử. Bộ phim thiếu chiều sâu và những khai phá về con người. Có thể thấy rằng bối cảnh của bộ phim là một giai đoạn dài của lịch sử, từ Lê-Trịnh, qua Tây Sơn, đến Nguyễn sơ, và do vậy bộ phim đã quá loãng không tập trung được vào một chủ đề nhất định để khai phá chiều sâu của nó. Long thành cầm giả ca chỉ như là một bộ phim minh họa.
Tiếp tục đọc

Hãy bắt đầu bằng việc chăn một đàn ngựa…

Tôi nhớ có lần khi bàn đến chuyện làm phim lịch sử, đạo diễn NSND Đặng Nhật Minh có nói vui nhưng nghiêm túc rằng, trước khi muốn làm phim lịch sử thì hãy nuôi một đàn ngựa ra ngựa, hàm ý nói rằng phải có sự chuẩn bị những điều kiện.

Đúng là trước đó xem nhiều bộ phim thấy quân tướng ta toàn cưỡi ngựa thồ vừa còi vừa nhỏ… Lại nghe đâu mới đây, anh bạn doanh nghiệp có trang trại ở M’ Drak nuôi toàn ngựa xịn nhập từ Trung Đông hay Châu Úc, nên đã có người mượn để quay phim…

Khoan bàn cãi xem ở nước ta, có cảnh phi ngựa nhập ngoại múa đao tung hoành nơi trận tiền hay không, nhưng đạo diễn Đặng Nhật Minh đã cảnh báo trước những khó khăn cho những ai dấn thân vào lĩnh vực đang được xã hội quan tâm này cần có cái nhìn xa trông rộng. Và mối quan tâm làm phim thể tài lịch sử càng lớn khi chúng ta chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Cảnh trong phim “Lý Công Uẩn - đường đến thành Thăng Long”.
Cảnh trong phim “Lý Công Uẩn – đường đến thành Thăng Long”.

Tiếp tục đọc

BÁC DƯƠNG ‘TÀU’ KHÔNG NÊN NÓI THẾ !

Dự định viết vài dòng trao đổi với ông Dương “Tàu” này. Nhưng đã có bác Nguyễn Hồng Kiên viết rồi. Nên Cop&Pas về đây hầu mọi người:

BÁC DƯƠNG ‘TÀU’ KHÔNG NÊN NÓI THẾ !

Lúc 22g17 ngày thứ Bảy 02/10/2010, SGGP Online cập nhật bài “Nhà sử học Dương Trung Quốc nói về phim lịch sử Việt Nam: Các nhà sử học nên khiêm nhường“:

Nhân dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhiều hãng phim đã làm phim về vua Lý Công Uẩn. Ngay từ khi các đơn vị bắt tay vào sản xuất đã có nhiều ý kiến khen – chê xung quanh việc làm phim. Chưa bao giờ việc làm phim lịch sử tại Việt Nam lại bước vào cuộc đua quyết liệt, được quan tâm chú ý và mổ xẻ một cách đặc biệt như bây giờ. PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với nhà sử học Dương Trung Quốc (ảnh) về việc làm phim lịch sử hiện nay.

° Phóng viên: Nếu không có dịp chào mừng đại lễ, chắc chưa có nhà sản xuất phim nào (cả nhà nước lẫn tư nhân) chịu đầu tư làm phim lịch sử, một phần do kinh phí hạn hẹp, phần khác rất quan trọng là tư liệu lịch sử của ta về các triều đại vua chúa rất hiếm. Dưới góc độ một nhà sử học, ông nhận xét gì về điều này?

° Ông DƯƠNG TRUNG QUỐC: Cần nói thêm một lý do nữa là Nhà nước đã phó mặc cho người làm phim phục vụ cho một chủ trương lớn, sau khi đã bất lực không tổ chức nổi việc làm phim về chủ đề kỷ niệm, mà phải nhờ cậy vào “xã hội hóa”.
Cho nên trước hết phải cảm ơn những người đã bỏ sức, bỏ tiền ra làm những bộ phim này trước khi phán xét nó có đủ chất lượng để chiếu hay không?

Làm phim lịch sử tốn kém trước hết vì mọi cái đều phải đầu tư từ đầu, chẳng kế thừa được người đi trước hay những người có chuyên môn bổ trợ, trong đó có giới sử học hay giới bảo tàng chúng tôi.
Quả là tư liệu hay những tri thức lịch sử, những hiện vật bảo tàng rất nghèo nàn. Không phải do lịch sử ta nghèo mà trước hết là vì ta chưa quan tâm đầu tư cho việc nghiên cứu hay sưu tầm những chất liệu lịch sử mà người làm phim cần đến (bối cảnh đời sống, trang phục, cảnh quan, sinh hoạt đời thường…).
Một thời gian dài, giới làm sử chúng tôi chỉ mải tập trung vào lịch sử chính trị, lịch sử chiến tranh (thường là lý thuyết hơn là cụ thể). Tiếp tục đọc